Hội thảo diễn ra ngày 26/08/2019 tại trường ĐH Thành Đô (Km 15 Quốc lộ 32, Hoài Đức, Hà Nội). Hội thảo quy tụ gần 40 công trình khoa học của hơn 60 tác giả là các chuyên gia, nhà quản lý du lịch, nhà khoa học, giảng viên, học viên và nghiên cứu sinh của hơn 20 cơ sở giáo dục đại học và Viện nghiên cứu trong cả nước.

{keywords}
 

Để góp phần hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030, du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn như Nghị quyết 08 đã xác định, trường Đại học Thành Đô đã tích cực, chủ động đề xuất và phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả với các cơ sở giáo dục đại học và Viện nghiên cứu tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia về “Nghiên cứu Kinh tế Du lịch từ cách tiếp cận liên ngành”.

Hội thảo là cơ hội trao đổi thảo luận cho các chuyên gia, các nhà lãnh đạo, các giảng viên, các nhà nghiên cứu. Nội dung của hội thảo tập trung vào các vấn đề chủ yếu như: Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch; huy động các nguồn lực đầu tư; phát triển du lịch đặc thù; phát triển du lịch bền vững; du lịch giáo dục; du lịch sinh thái; du lịch tâm linh gắn với bảo vệ môi trường, văn hóa, các chiến lược marketing, hiện đại hóa, tin học hóa; phát triển nguồn nhân lực du lịch...

{keywords}
 

Tại hội thảo nhiều nhà khoa học đã trình bày tham luận với những chủ đề khác nhau từ cách tiếp cận liên ngành. Điển hình trong số đó là các tham luận như: Tâm linh và Du lịch tâm linh ở Việt Nam: Những vấn đề lý luận và thực tiễn của PGS. TS. Dương Văn Sáu (Trưởng khoa Khoa Văn hóa - Du lịch Trường Đại học Văn hóa Hà Nội); Môi trường kinh doanh hiệu quả của TS. Trần Quang Tuyến (Phó chủ nhiệm khoa Khoa Kinh tế chính trị Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội); Nguyên tắc phát triển du lịch bền vững trong các Đô thị du lịch Việt Nam của TS. Thân Đình Vinh (Giảng viên Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội).

Một số chủ đề khác cũng nhận được sự quan tâm của khách mời như Sự phát triển của Du lịch Việt Nam trong những năm gần đây nhìn từ các số liệu thống kê của TS. Trần Doãn Phú (Trưởng khoa Khoa cơ bản Trường Đại học Thành Đô); Nghiên cứu về khách sạn, nghỉ dưỡng, thể thao và du lịch  giai đoạn 2010-2018: Phân tích trên dữ liệu ISI của Th.Sĩ Phan Thị Phương Thảo (Giảng viên Khoa Du lịch - Ngoại ngữ Trường Đại học Thành Đô.

{keywords}
 

Sự đa dạng, phong phú từ nội dung của gần 40 công trình cho thấy bức tranh toàn cảnh về kinh tế du lịch Việt Nam, góp phần khẳng định, du lịch thực sự là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng như như Nghị quyết 08 đã xác định.

PGS, TS Nguyễn Thị Chính, Phó hiệu trưởng ĐH Thành Đô nhấn mạnh: “Buổi hội thảo quốc gia này là khởi đầu để tiếp tục mở ra các cơ hội cho các nhà nghiên cứu, các nghiên cứu sinh, các giảng viên được gặp gỡ, giao lưu, học hỏi về học thuật, kiến thức cũng như phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung, kinh tế du lịch nói riêng, các diễn giả có thể tiếp tục trao đổi với Trường để hoàn thiện các công trình nghiên cứu, ứng dụng trong thực tiễn”.

{keywords}
 

Tọa lạc trên một không gian xanh với diện tích 10 ha tại Km15 Quốc 32, Hoài Đức, Hà Nội, Trường Đại học Thành Đô đào tạo theo nhu cầu của các đối tác doanh nghiệp lớn với cam kết giới thiệu việc làm đúng ngành nghề đào tạo cho 100% sinh viên khi ra trường.

Hiện trường đang tuyển sinh chương trình đào tạo trình độ Thạc sĩ Quản lý Kinh tế, và hơn 20 chuyên ngành đào tạo Đại học và Cao Đẳng.

Chi tiết tham khảo tại website: www.thanhdo.edu.vn, fanpage: fb.com/TruongDaiHocThanhDo, hotline 1900.234.565.

Hùng Vũ