Sỏi thận hình thành và diễn biến âm thầm, chỉ khi sỏi rất to, bắt đầu gây tổn thương đến thận và đường dẫn niệu mới có các triệu chứng dữ dội.

Đau thắt lưng, hông

Đau âm ỉ: Thỉnh thoảng xuất hiện các cơn đau âm ỉ, nhẹ nhẹ vùng thắt lưng, hông. Khi thấy dấu hiệu này có thể bạn đã bị sỏi nhỏ hoặc vừa ở bể thận, sỏi nhỏ ở niệu quản. Sỏi thận hoặc niệu quản gây ứ nước độ 1, 2. Trong trường hợp đau kèm theo bí đái, có thể sỏi ở cổ bàng quang hoặc lọt ra niệu đạo.

dau hieu canh bao ban bi soi than
 

Đau dữ dội vùng thắt lưng, hông: Cơn đau này thường gọi là “Cơn đau quặn thận”, thường đau khởi phát từ thắt lưng, hông sau đó lan rộng xuống bụng dưới. Dấu hiệu này thường là sỏi đài bể thận đang di chuyển xuống niệu quản. Gây tăng áp lực trong lòng niệu quản, co thắt niệu quản nên mới xuất hiện cơn đau dữ dội như vậy

Đau khi ngồi lâu: Khi sỏi thận phát triển thành những viên to, bệnh nhân khó có thể ngồi hay nằm ở một tư thế nhất định trong thời gian dài. Áp lực lên các khu vực bị ảnh hưởng bởi sỏi thận khiến sỏi cọ xát vào nhiều cơ quan nội tạng, làm bệnh nhân đau hơn.

Nước tiểu hồng, nước tiểu đục

Sỏi làm tổn thương niêm mạc ống thận - tiết niệu sẽ gây chảy máu, nước tiểu sẽ có màu hồng nhạt, trong trường hợp nặng hơn có thể kèm theo đau và đái ra máu.

Khi tình trạng tổn thương niêm mạc kéo dài, rất dễ dẫn đến viêm đài bể thận - đường tiết niệu. Lúc này có thể tiểu ra mủ. Nước tiểu có màu trắng đục.

Tiểu nhiều, tiểu buốt

Một trong những dấu hiệu sớm và thường gặp nhất ở những người bị sỏi thận là đi tiểu nhiều dù lượng nước bạn uống vào không thay đổi. Việc đi tiểu buốt là do các viên sỏi đã di chuyển từ bàng quang ra niệu đạo..

Nước tiểu hôi

Nước tiểu của bệnh nhân sỏi thận thường đục và có mùi hôi, hăng do lắng nhiều chất cặn bã. Trong trường hợp bị viêm, nhiễm khuẩn đường tiết nước tiểu có mùi hôi nặng hơn.

Buồn nôn và nôn

Buồn nôn và nôn cũng là hiện tượng thường gặp ở người bị sỏi thận. Bạn có thể nôn do những cơn đau quá sức bởi sỏi thận, hoặc nôn vì đây là cách duy nhất tống chất độc ra khỏi cơ thể khi thận đã không còn tác dụng bài tiết chất cặn bã.

Mặt khác, những dây thần kinh trong đường tiêu hóa và thận có liên quan đến nhau. Khi sự tắc nghẽn ở thận xảy ra, làm co thắt cơ trơn ở niệu quản và thận. Việc này kéo theo co thắt dạ dày, gây cảm giác buồn nôn và nôn.

Sốt

Sỏi thận dễ khiến bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu, điều này khiến họ sốt và gai người.

Sưng vùng bụng chứa thận

Ở giai đoạn nặng, bệnh nhân sỏi thận có thể sưng thận. Bạn có thể nhận thấy vùng bụng chứa thận, khu vực bụng xung quanh và háng bị sưng.

 

{keywords}
 

 Sỏi đài thận, bể thận, sỏi niệu quản, bàng quang rất dễ tái phát. Nếu không điều trị dứt điểm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thận có thể mất chức năng không hồi phục.

Với gần 20 năm có mặt trên thị trường, thế hệ mới Thuốc cốm trị sỏi thận Sirnakarang F chứa hàm lượng lớn tinh chất Kim tiền thảo thu được bởi công nghệ chiết - cô chân không hiện đại. Thuốc có tác dụng bào mòn sỏi, cả những viên sỏi to nằm ở sâu trong đài, kẽ thận, sỏi đường tiết niệu, sỏi bàng quang.  

Thuốc cốm Sirnakarang F ngăn ngừa hình thành sỏi từ đầu, bào mòn, tan sỏi cũ, ngăn ngừa tái phát sỏi thận, sỏi đường tiết niệu hiệu quả.

Thuốc cốm Sirnakarang F dạng cốm, dễ uống, dễ hấp thu, hiệu quả điều trị cao, giúp bào mòn và tan sỏi nhanh.

Thuốc cốm Sirnakarang F - Thuốc cốm trị hiệu quả sỏi thận, sỏi đường tiết niệu, sỏi bàng quang.

Liệu trình điều trị: Uống liên tục từ 1-2 tháng tùy theo kích thước sỏi, ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 gói, hòa tan 1 gói trong khoảng 200ml nước ấm. Uống nhiều nước để phát huy hiệu quả điều trị của thuốc.

Thuốc cốm Sirnakarang F được sản xuất theo tiêu chuẩn GMP-WHO và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành toàn quốc.

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc uy tín trên toàn quốc.

Nhà sx: Công ty Cổ Phần Dược Hà Tĩnh

Điện thoại tư vấn: (024) 3 990 6195 - 3 668 6226

Website: soithan.vn

Vũ Minh