Trứng: Khi đông lạnh, chất lỏng bên trong trứng nở ra, có thể khiến vỏ nứt, vỡ. Do đó, các thành phần bên trong trứng dễ bị hỏng và tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn. Ngay cả với trứng đã luộc chín hay các thực phẩm sử dụng nguyên liệu này (như mayonnaise, bánh ngọt...), bạn cũng không nên bảo quản tủ đông. |
Dưa chuột: Rau quả nhiều nước như dưa chuột dễ đông lạnh nhưng khi sử dụng bị mềm nhũn và hương vị cũng ảnh hưởng ít nhiều. Để dưa chuột tươi lâu, bạn nên bảo quản trong ngăn mát đúng cách. Người nội trợ rửa sạch dưa chuột, ngâm trong chậu nước muối khoảng 30 phút rồi để ráo. Cuối cùng, bạn dùng khăn giấy bọc lại từng quả. |
Hoa ăn được: Chúng ta thường sử dụng hoa để trang trí trong các bữa tiệc. Khi được bảo quản trong ngăn đông, sản phẩm này bị sẫm màu và dập nát sau khi lấy ra ngoài. |
Rau câu: Tương tự, các loại rau câu bị mất kết cấu, trở nên đông cứng khó sử dụng. |
Phô mai: Khi bảo quản ở tủ đông, tinh thể băng hình thành trong phô mai sẽ ảnh hưởng đến hương vị và kết cấu. Nước nở ra khi đóng băng và co lại khi tan, phá vỡ cấu trúc của phô mai. Khi thưởng thức đồ rã đông, bạn sẽ cảm thấy món ăn nhão và nhạt nhẽo. |
Bơ: Ngoài mục đích bảo quản bơ làm sinh tố, người nội trợ không nên để loại trái cây này trong tủ đông. Giống như phô mai, bơ bị mất kết cấu ban đầu và hương vị cũng không còn như trước. |
Rau tươi: Bạn không nên cho rau tươi vào ngăn đông mà nên kết hợp với dầu olive hoặc chế biến thành sốt. |
Theo Zing
Đầu bếp tiết lộ bí quyết giúp món rau xào xanh, giòn, ngon
Nắm vững những bí quyết dưới đây, người nội trợ sẽ có món rau xào ngon, xanh như ngoài hàng.