Theo khảo sát của Hội Hậu môn trực tràng Việt Nam, tại nước ta bệnh trĩ không còn xa lạ khi tỉ lệ mắc chiếm 55% dân số.

Trong chương trình truyền hình trực tuyến trên báo điện tử Suckhoedoisong.vn ngày 16/10/2021, hai chuyên gia PGS.TS.BS Nguyễn Thị Vân Hồng và TS.BS Lê Mạnh Cường cũng đã đề cập khá nhiều khía cạnh thiết thực liên quan đến căn bệnh trĩ phổ biến này.

Đâu là “hung thủ” làm bệnh trĩ nặng hơn?

Theo bác sĩ Vân Hồng, lý do chính dẫn đến bệnh trĩ là hệ thống mạch máu ở vùng hậu môn trực tràng bị phình, căng giãn gây nên các triệu chứng của bệnh trĩ. Các yếu tố nguy cơ làm tăng áp lực quá mức, với tần suất xảy ra thường xuyên, đè lên khu vực ổ bụng, hệ tiêu hóa và khu vực hậu môn trực tràng dẫn đến việc phình, căng giãn các đám rối trĩ ở trên và làm nặng thêm tình trạng bệnh trĩ.

Mang thai

Khi thai nhi lớn dần, tử cung giãn rộng theo và bắt đầu ép xuống xương chậu. Sự phát triển này gây nhiều áp lực lên các tĩnh mạch gần hậu môn và trực tràng, kết quả là các tĩnh mạch này rất dễ bị sưng và đau.

{keywords}
Bệnh trĩ rất dễ gặp ở phụ nữ mang thai

Sự gia tăng hormone progesterone trong thai kỳ cũng góp phần vào sự phát triển của bệnh trĩ, vì nó làm giãn thành tĩnh mạch, cộng thêm sự gia tăng lượng máu, làm giãn nở các tĩnh mạch, cũng là lý do góp phần làm bệnh trĩ nặng hơn.

Đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu

Ngồi hoặc đứng trong nhiều giờ có thể khiến máu dồn vào vùng hậu môn, làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch, khiến các tĩnh mạch “dễ tổn thương” này bị kéo căng và giảm dần tính đàn hồi. Từ đó, các tĩnh mạch dễ bị ứ máu và khiến nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn, bệnh sẽ khó chữa lành nếu không cải thiện sớm tình trạng này.

{keywords}
Ngồi lâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ

Ít vận động

Ít vận động, lười tập thể dục có thể gây mất trương lực cơ nói chung (bao gồm cả cơ hậu môn trực tràng), đồng thời ảnh hưởng đến nhu động của đường tiêu hóa gây tình trạng tiêu chảy và táo bón, đây cũng là nguy cơ tiềm ẩn của bệnh trĩ.

Xây dựng thói quen đi bộ ít nhất 30 phút sẽ rất tốt để phòng ngừa hoặc giảm các triệu chứng đau, khó chịu do bệnh trĩ gây ra.

Nâng vật nặng hàng ngày

Các công việc đòi hỏi khiêng vác, bưng bê vật nặng thường xuyên, hoặc tập thể dục bằng cách nâng tạ quá nặng, có thể gây áp lực lên các cơ quan nội tạng và các tĩnh mạch gần trực tràng, từ đó làm trầm trọng thêm bệnh trĩ hiện có.

{keywords}
Hạn chế các bài tập nâng tạ quá nặng khi bị trĩ

Thường xuyên căng thẳng khi đi tiêu

Căng thẳng khi đi tiêu có thể dẫn đến bệnh trĩ do tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở vùng trực tràng. Càng căng thẳng, áp lực càng tăng, khiến máu đọng lại trong các tĩnh mạch, dẫn đến sưng tấy. Bệnh trĩ phát triển khi các tĩnh mạch sưng phồng này kéo căng các mô xung quanh với tần suất thường xuyên.

Thói quen ngồi trong bồn cầu quá lâu

Khi ngồi trên bệ xí, trực tràng của bạn thấp hơn phần còn lại của mông. Kết quả là, trọng lực đẩy xuống các tĩnh mạch, làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh trĩ. Cần có thói quen dành không quá 10-15 phút mỗi khi đi đại tiện.

{keywords}
Thói quen “hiện đại” dễ gây nên bệnh trĩ

Xem thường các triệu chứng táo bón hoặc tiêu chảy

Táo bón là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh trĩ. Ngoài ra, tiêu chảy cũng có thể làm tăng áp lực lên tĩnh mạch trĩ và gây sưng phồng búi trĩ. Nếu bạn đi ngoài phân lỏng hoặc khó đi tiêu, hãy bắt đầu thay đổi chế độ ăn uống. Ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước và hạn chế ăn thức ăn nhiều dầu mỡ. Nếu tình trạng trên vẫn kéo dài, hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ để loại trừ các bệnh lý liên quan vùng tiểu cung, đại tràng, khối u, …

Người bị trĩ có nên sử dụng kem bôi tại chỗ?

Tại sự kiện, bác sĩ Vân Hồng cũng chia sẻ thêm rằng, các loại kem bôi tại chỗ sẽ phủ lên niêm mạc hậu môn trực tràng một lớp bảo vệ, góp phần làm giảm viêm, giảm các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát khó chịu do bệnh trĩ gây ra.

Để phòng ngừa cũng như điều trị bệnh trĩ, người bệnh cần duy trì một chế độ ăn uống khoa học, chú trọng cung cấp thực phẩm giàu chất xơ, tập luyện đều đặn, tránh ngồi lâu một chỗ và làm việc nặng, tránh để xảy ra tình trạng táo bón, rặn khi đi tiêu và giữ vệ sinh vùng hậu môn để tránh viêm nhiễm.

 

{keywords}

 

Theo công bố của nhà sản xuất, kem bôi điều trị trĩ Procto3 được sử dụng để điều trị tại chỗ các triệu chứng ngứa ngáy, nóng rát của bệnh trĩ; bao gồm cả trĩ nội và trĩ ngoại.

Hotline tư vấn: 1900 27 27 81.

Website: www.procto3.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/kemboitriProcto3/

Ngọc Minh