Nếu bạn thực sự có khả năng đáp ứng cho nhu cầu mua sắm của bản thân thì việc thỉnh thoảng tiêu tiền không hợp lí cũng vẫn có thể chấp nhận được.

Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên tiêu tiền vào những thứ không cần thiết, nó có thể trở thành một vấn đề lớn. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn ngừng lãng phí tiền bạc:

1. So sánh và tưởng tượng

Các cửa hàng quần áo, các shop thời trang luôn biết cách sắp xếp đồ đạc tạo sự chú ý, thu hút khách hàng. Và bạn nên biết, những món đồ bắt mắt thường luôn đắt tiền nhất.

Tuy nhiên, để tránh trường hợp mua về chỉ dùng một lần, hoặc mua xong không mặc mà lại mất một khoản tiền lớn, trước khi mua bạn hãy nhắm mắt và tưởng tượng: Đầu tiên hãy cầm món đồ muốn mua và số tiền tương ứng bạn phải trả. Nếu được lựa chọn bạn thích tiền hay món đồ kia? Nếu lựa chọn tiền, hãy biết rằng: Chiếc áo/ váy không thực sự cần thiết với bạn.

Tiếp tục, hãy nghĩ khi mua về bạn sẽ mặc chúng vào lúc nào? Mặc đi làm, đi học hay mua về để đó? Hãy ưu tiên những sản phẩm tiện dụng, chúng sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản kha khá.

{keywords}
 

2. Hãy mượn nếu có thể

Tại sao phải mua máy cắt, máy khoan điện nếu bạn có thể thuê hoặc mượn một cái? Hãy mượn đồ từ đồng nghiệp và hàng xóm. Tạo ra một cộng đồng để mọi người có thể chia sẻ và cho thuê đồ sẽ giúp bạn và những người xung quanh tránh việc mua những thứ "chỉ xài được một lần".

3. Đừng mua những thứ bạn nhìn thấy chỉ vì nó đang được bán

Các siêu thị hoặc cửa hàng đều có cách thu hút khách hàng mua nhiều hơn dựa vào cách sắp xếp và cung cấp hàng hoá. Chẳng hạn, những chương trình giảm giá, tặng quà hoặc bày bán đồ ăn vặt, các sản phẩm nhỏ ở ngay quầy thanh toán, v.v. Và đôi khi, bạn sẽ tự động mua khi chưa nghĩ kĩ. Chiến thuật này hoạt động rất tốt vì nó tạo ra cảm giác cấp bách.

Để tránh không "mắc bẫy", bạn hãy đánh giá bất cứ thứ gì bạn muốn mua dựa trên nhu cầu và giá trị thực sự của nó. Cho dù được giảm 50% nhưng nếu không cần, bạn không nên lãng phí tiền bạc để mua.

4. Đừng chạm vào thứ mình thích

Nghe có vẻ kỳ lạ nhưng việc động chạm hay thử trải nghiệm món đồ mình đã ưng ý sẽ khiến bạn có suy nghĩ nên mua chúng ngay lập tức. Đó cũng chính là lý do nhiều cửa hàng trưng bày quầy trải nghiệm thực tế cho khách hàng. Bằng cách này, bạn sẽ lao vào chi tiêu không kiểm soát.

Hãy hỏi ý kiến những người đã dùng về các tính năng, ưu khuyết điểm trước khi đưa ra lựa chọn cuối cùng.

{keywords}
 

5. Một tuần ăn kiêng

Trong bảy ngày tiếp theo, hãy thử chỉ mua những nhu yếu phẩm thực sự cần và bỏ qua những thực phẩm không cần thiết, có hại cho sức khỏe như kẹo cao su hoặc cà phê, bia và bánh quy. Bạn sẽ bỏ túi một khoản kha khá đấy. Và nếu thấy chế độ ăn uống này thích hợp với mình, bạn có thể tăng lên hai tuần.

6. Đừng nhìn mọi thứ

Để hạn chế mất tiền vào những thứ không thật sự cần thiết, khi đi mua sắm, bạn không nên chú ý đến những món đồ giảm giá, những mặt hàng vốn không nằm trong danh sách đồ cần mua ban đầu. Hãy phớt lờ chúng bởi đó là những thứ bạn không thực sự cần, đừng lãng phí tiền.

7. Những khoản tiền hời

Lấy ví dụ khi bạn mua được một món hàng có giá thấp hơn so với ban đầu: bạn chỉ phải mất 1 triệu rưỡi để mua cái ghế 2 triệu trong các chương trình khuyến mãi, và rõ ràng bạn đã tiết kiệm được một khoản tiền. Nhưng khoản tiền này có thật sự đi vào ngân sách tiết kiệm của bạn không? Hãy cẩn thận với điều đấy và gửi số tiền hời này vào tài khoản tiết kiệm ngay khi có thể.

8. Dù có rảnh cũng không nên đi siêu thị hay mua sắm

Nhiều lúc rảnh rỗi không biết làm gì bạn nên ở nhà đọc sách, dọn dẹp nhà cửa, đến thăm họ hàng thay vì rủ bạn bè dạo quanh các cửa hàng quần áo. Không biết chừng sau ngày hôm đó, bạn sẽ chẳng còn tiền để tiêu.

(Theo Gia Đình và Xã Hội)