Hầu hết động cơ của chúng ta đều đến từ bên ngoài. Đó là khi ông chủ của bạn đưa ra một "deadline" - thời hạn bắt buộc phải hoàn thành công việc hoặc khi huấn luyện viên thể dục hét vào tai bạn, buộc bạn phải gắng sức đạt được một mục tiêu tập luyện nào đó.
Tuy nhiên, cũng đôi lúc, có những động cơ thôi thúc từ bên trong. Không cần những lời ra lệnh hay những áp lực từ bên ngoài, bạn tự nguyện làm mọi việc như những mục tiêu tự thân.
Khi động cơ đến từ bên trong cũng là lúc bạn sẽ đạt thành công dễ dàng và dễ chịu hơn. Làm thế nào để thúc đẩy bản thân làm việc một cách chăm chỉ?
Dưới đây là một số bí quyết:
1, Hãy là người tìm kiếm thành công
Bhaskar Bagchi - một nhà tư vấn trên mạng xã hội Quora khuyên mỗi người hãy trở thành một người tìm kiếm thành công. Ý tưởng này cũng tương tự như bài nói chuyện nổi tiếng của Tiến sỹ tâm lý Scott Geller - ĐH Virginia Tech trên trang TED. Ông nói mỗi người nên tìm kiếm động cơ bên trong bằng cách tự nói chuyện chính mình.
Ví dụ, nếu là một sinh viên, bạn đang đến lớp với tâm lý "ép buộc/ đối phó" theo kiểu đi học để kiếm một tấm bằng hay là bạn đến lớp để tìm hiểu, học hỏi thêm nhiều kiến thức - những kiến thức, kỹ năng sẽ giúp bạn thành công trong chặng đường đời sau này? Nếu lựa chọn kịch bản thứ 2, chắc chắn bạn đang tạo động lực tự thân từ bên trong mình đó.
2, Ngừng so sánh bản thân với người khác
Khi bạn cảm thấy dường như bạn đang tụt lại so với mục tiêu, cũng là khi bạn nhìn mọi người xung quanh và so sánh, ghen tị với những gì họ đã đạt được. Cách suy nghĩ này sẽ đánh gục sự tự tin và khả năng tiến bộ của bạn. Vậy hãy vứt bỏ sự so sánh ra khỏi đầu để tạo suy nghĩ tích cực và tự tin trên con đường vươn tới mục tiêu.
3, Hiểu rõ mục tiêu
"Hãy tìm ra lý do của bạn" - "Nếu không biết lý do tại sao mình làm vậy thì hãy tạo ra nó" - Nhà nghiên cứu Nelson Wang khuyên
Một nghiên cứu nhỏ tại 1 trường ĐH Công lập ở Mỹ cho thấy sinh viên có ý thức học hành tốt hơn khi họ thực sự được hưởng lợi từ những khoản đóng góp cho nhà trường. Nói cách khác, hãy học hỏi về những tiềm năng tác động lên nỗ lực của mỗi người, hiểu điều gì đã thúc đẩy họ làm việc chăm chỉ hơn
4. Ghi / giữ nhật ký hàng ngày
Gerard Danford - GS trường kinh doanh Harvard khám phá ra rằng việc ghi
lại những tiến bộ nhỏ sẽ tạo nhiều động lực cho người lao động. Hãy tạo thói
quen ghi lại những tiến bộ nhỏ mỗi ngày và thường xuyên nhìn lại, chắc chắn bạn
sẽ có rất nhiều cảm hứng để tiếp tục chinh phục thành công
5, Nhớ lại nơi bạn bắt đầu
Khi bạn đã bắt đầu với việc ghi chép nhật ký, hãy luôn nhớ lật lại những mục, trang cách đây đã vài tuần vài tháng trước đây. Khi so sánh với hiện tại, bạn sẽ rất ra mình đang có những bước tiến lớn. Ví dụ, bạn đang học vẽ một cái gì đó như một cái ly, cây, con vật... hãy nhớ thường xuyên so sánh bản vẽ hiện tại với bạn vẽ đầu tiên sau một vài tuần, hoặc một vài tháng. Đó sẽ là những khoảnh khắc rất đáng nhớ, tạo động lực khi bạn biết mình đã tiến bộ như thế nào
6, Đừng sợ bị chỉ trích
Hãy xem xét những nguồn và quyết định người đang phê phán mình thực sự có chuyên môn, kiến thức không? Nếu bạn quyết định những lời chê trách đó có giá trị, hãy nhìn vào đó coi như là một cơ hội để cải thiện bản thân
7, Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi
Khi đã vào guồng, dường như chỉ có một chiến lược là càng làm chăm chỉ càng tốt. Tuy nhiên, việc này có thể phản tác dụng và khiến bạn kiệt sức.
Thay vào đó, bạn nên đặt ra một số thời hạn và sắp xếp thời gian nghỉ ngơi. "Điều quan trọng là bạn nhận ra khi nào là đủ" - Matt Holmes - một chuyên gia tâm lý khuyên"" Hãy thiết lập một thời gian nghỉ ngơi thực tế cho bạn và thực hiện nó ít nhất một ngày trong tuần. Đừng trả lời email sau 8 giờ tôi hoặc hãy nghỉ ngơi nguyên ngày chủ nhật. Bạn sẽ cảm thấy tỉnh táo hơn và hiệu quả hơn khi bạn cho phép mình một ngày từ bỏ công việc".
8, Dành thời gian với những người thông minh
Hãy dành thời gian với những người biết nhiều hơn bạn về bất cứ điều gì và tất cả mọi thứ. Trò chuyện, làm việc với người thông mình, giỏi giang sẽ tạo cảm hứng và khuyến khích bạn chăm chỉ hơn tạo sự tiến bộ.
9, Tạo thói quen
Hãy biến đam mê, khát khao của bạn thành thói quen trong sinh hoạt, làm việc
"Sẽ tốt hơn nếu bạn lên lịch học tiếng Anh 2 giờ/ 1 ngày vào buổi sáng hoặc buổi tối. Càng thường xuyên tuân thủ lịch thì sẽ tạo thành thói quen học tiếng Anh tự động. Điều này sẽ khiến việc học tiếng Anh của bạn đơn giản, dễ dàng hơn" - một chuyên gia tư vấn.
H.H (Theo BI)