Theo kinh nghiệm ô tô, việc lái xe an toàn vào ban đêm là 1 thách thức lớn và thống kê cho thấy khi trời tối thì nguy cơ gặp tai nạn nghiêm trọng có thể tăng gấp 3 lần do tầm nhìn ban đêm bị ảnh hưởng và người lái xe mệt mỏi. Để giúp giảm thiểu rủi ro, một số nhà sản xuất ô tô đã bắt đầu trang bị đèn ban ngày tiêu chuẩn. Một số khác đã bắt đầu cung cấp đèn pha và đèn hậu LED. Đèn phanh LED phía sau có thể giúp giảm nguy cơ va chạm vì đạt mức độ ánh sáng đầy đủ nhanh hơn so với bóng đèn sợi đốt tiêu chuẩn.
Khi lái xe ở tốc độ cao, xe phải mất hơn 60 mét mới có thể dừng lại. Do đó, đèn phanh LED trên xe của bạn có thể cảnh báo nhanh hơn cho người lái xe phía sau. Tất nhiên, bạn không bắt buộc phải lái một mẫu xe được trang bị công nghệ chiếu sáng mới nhất để trở nên an toàn vào ban đêm. Dưới đây là 9 điều khác bạn có thể làm:
1. Giảm độ sáng đèn bảng điều khiển
Nếu xe của bạn có công tắc điều chỉnh độ sáng bảng điều khiển, hãy sử dụng nó. Đèn LED trên bảng điều khiển và màn hình thông tin giải trí lớn có thể tạo ra ánh sáng không cần thiết và gây mất tập trung vì làm giảm tầm nhìn của người lái về đường phía trước. Do đó, việc giảm độ sáng có thể loại bỏ sự phản chiếu trên kính chắn gió và cho phép cải thiện tầm nhìn, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Các đèn chiếu sáng nội thất khác như đèn vòm cũng có thể khiến người lái mất tập trung nên tốt nhất nên tắt trong khi lái xe.
2. Sử dụng đèn pha một cách hợp lý
Khi lái xe ở khu vực nông thôn, bạn nên bật đèn pha nhưng hãy nhớ chuyển sang đèn cốt để thấy được các phương tiện đang tới. Ngoài ra, hãy dùng đèn cốt khi đang theo sau một chiếc xe khác để không làm chói tài xế phía trước. Khi lái xe trong thành phố, bạn có thể dễ dàng quên bật đèn pha. Chính vì vậy, hãy luôn luôn đảm bảo rằng đèn pha bật trước khi tham gia giao thông, ngay cả lúc bình minh hoặc hoàng hôn.
3. Đeo kính chống phản chiếu
Kính mắt bổ sung thêm một bề mặt phản chiếu khác giữa mắt người lái xe và đường. Vì vậy, hãy chọn kính phù hợp để đeo nhằm cải thiện tầm nhìn vào ban đêm. Lớp phủ chống phản chiếu sẽ giúp ngăn chặn ánh sáng thừa không cần thiết phản chiếu bên trong kính.
4. Làm sạch đèn và kính
Theo kinh nghiệm lái xe, người dùng nên làm sạch đèn pha, đèn hậu, đèn tín hiệu, cửa sổ và gương mỗi tuần một lần, thường xuyên hơn nếu cần thiết. Kính chắn gió sạch sẽ có thể tiết lộ những vệt gây chói vào ban đêm. Lấy khăn vải sợi nhỏ để lau sạch cặn từ kính chắn gió và cửa sổ. Tránh chạm bằng tay trần vào các bề mặt bên trong của kính chắn gió, cửa sổ hoặc gương bởi vì dầu từ da sẽ bị nhòe và ánh sáng từ bên ngoài hoặc bên trong xe sẽ tạo ra ánh sáng chói khi bạn chạm vào kính.
5. Điều chỉnh đèn pha và gương
Mặc dù đèn pha thường được cài đặt tầm chiếu sáng chính xác khi rời khỏi nhà máy lắp ráp. Tuy nhiên, tốt nhất là bạn nên nhờ kỹ thuật viên có trình độ kiểm tra tầm chiếu sáng của đèn pha trên ô tô của bạn để đảm bảo vừa soi sáng đường vừa không làm chói mắt người lái xe. Tương tự như vậy, bạn nên hạ gương bên ngoài xe xuống một chút để giúp bạn nhìn thấy những xe đằng sau mà không bị chói. Ngoài ra, hãy chuyển gương chiếu hậu bên trong của xe sang cài đặt “Ban đêm” hoặc “Tự động giảm độ sáng” để tránh bị chói.
6. Giảm tốc độ và tăng khoảng cách giữa các xe
Hãy giảm tốc độ xe của bạn và cách xe khác xa hơn sau khi trời tối. Đánh giá tốc độ và khoảng cách xe phía trước là điều rất quan trọng vào ban đêm. Nhận dạng màu sắc và tầm nhìn ngoại vi bị kém đi sau khi trời tối nhưng 90% phản ứng của người lái phụ thuộc vào tầm nhìn. Đèn cốt chiếu sáng từ 50 đến 75 mét phía trước xe của bạn và đèn pha chiếu sáng khoảng 100 đến 150 mét phía trước. Mặc dù vậy, khi lái xe ở tốc độ cao, xe cũng phải mất hơn 60 mét để dừng lại.
7. Coi chừng động vật
Lái xe vào ban đêm đôi khi có nghĩa là gặp động vật trên đường. Trong thành phố, đó có thể là một con chó đi lạc. Tuy nhiên, ở khu vực nông thôn, đó có thể là động vật lớn hơn. Ngay cả đèn pha cũng không thể chiếu sáng vượt quá khoảng cách dừng của xe hoặc xung quanh đoạn đường cong. Vì vậy, bạn có thể tránh va chạm với động vật bằng cách nhận thấy đèn pha bị phản chiếu trong mắt chúng. Những điểm sáng nhỏ bé này thường xuất hiện ở xa trên đường nên bạn có thêm thời gian để giảm tốc độ hoặc dừng lại. Khi gặp một con vật lớn gần đường hoặc giữa đường, tốt nhất là giảm tốc độ nhưng không rời khỏi làn hoặc lái xe ra khỏi đường. Một số động vật thường sẽ theo đèn pha và di chuyển phía trước xe của bạn. Do đó, việc di chuyển tránh sang 2 bên có thể làm tăng nguy cơ tai nạn.
8. Không lái xe khi sử dụng đồ uống có cồn và thuốc lá
Rượu bia và một số loại thuốc có thể làm giảm nghiêm trọng khả năng lái xe. Rượu cũng hoạt động như một chất gây trầm cảm, vì vậy chỉ cần một ly là có thể gây ra mệt mỏi. Rượu cũng là yếu tố quan trọng nhất trong các vụ va chạm giao thông nghiêm trọng, chiếm hơn một nửa số ca tử vong liên quan đến xe cơ giới. Ngoài ra, hãy tránh hút thuốc khi lái xe. Hút thuốc gây ra những thay đổi vật lý trong mắt có thể đe dọa thị lực. Nicotine từ thuốc lá hạn chế việc sản xuất một hóa chất cần thiết để bạn có thể nhìn rõ vào ban đêm. Các nghiên cứu cho thấy carbon monoxide từ khói thuốc lá cũng làm suy yếu thị lực.
9. Không lái xe khi mệt mỏi
Các chuyên gia cho biết rằng lái xe khi buồn ngủ có thể là nguyên nhân chính trong hơn 20% trường hợp tử vong trên đường. Hầu hết các tai nạn liên quan đến mệt mỏi xảy ra vào ban đêm. Mọi người thường cảm thấy mệt mỏi khi ngồi sau tay lái nhiều giờ, làm việc vất vả hoặc thiếu ngủ. Thực hiện theo các hướng dẫn sau để đảm bảo sự tỉnh táo:
- Ngủ ngon trước khi lái xe
- Đừng lái xe hơn 8-10 tiếng/ngày
- Nghỉ giải lao thường xuyên, ít nhất 2 tiếng một lần
- Đổi người lái xe bất cứ khi nào có thể
- Đừng lái xe vào những thời điểm bạn thường ngủ
- Nếu cảm thấy buồn ngủ, hãy tìm một nơi an toàn để đỗ xe và chợp mắt 15 phút
- Uống nước và ăn nhẹ
Theo Tạp chí giao thông/Bán xe hơi
Nhiều tài xế Việt dính lỗi nặng phớt lờ xe ưu tiên
Không nhường đường cho xe ưu tiên là lỗi khá nặng khiến tài xế bị phạt tiền và tước giấy phép lái xe từ 3 đến 5 tháng. Trường hợp vi phạm này không hiếm ở Việt Nam.