Ngay cả những người chưa bao giờ hút thuốc lá cũng có thể bị ung thư phổi. Nghiên cứu mới cho thấy, rủi ro mắc căn bệnh này sẽ gia tăng nếu có chế độ ăn giàu carbohydrate.

Một chuyên gia giải thích, cái gọi là chế độ dinh dưỡng "chỉ số đường huyết cao" có xu hướng thiên về các carbohydrate "chất lượng tồi", tinh chế.

{keywords}

Chỉ số đường huyết (GI) và tải lượng đường huyết (GL) là phương pháp để đánh giá chất lượng, số lượng carbohydrate trong bữa ăn", Tiến sĩ Rishi Jain - chuyên khoa ung thư tại Trung tâm Ung thư Fox Chase ở Philadelphia (Mỹ) cho biết. "Ví dụ những loại thực phẩm có GI cao bao gồm bánh mỳ trắng và khoai tây trắng". 

Jain giải thích rằng, khi tỷ lệ béo phì và nguy cơ các bệnh tim mạch gia tăng ở Mỹ thì số lượng người "kháng insulin", tiền thân của bệnh tiểu đường cũng tăng theo. Và việc rối loạn insulin được cho là liên quan chặt chẽ đến chế độ ăn giàu GI. Chế độ này cũng liên quan đến một loạt bệnh mãn tính, bao gồm cả ung thư".

Vậy còn ung thư phổi? Tiến sĩ Xifeng Wu, chuyên gia phòng chống ung thư tại Trung tâm ung thư MD Anderson, Đại học Texas đã tiến hành một nghieenn cứu mới để tìm ra câu trả lời.

Nhóm của bà đã đánh giá, phân tích sức khỏe và lịch sử ăn uống của hơn 1.900 người bị ung thư phổi và hơn 2.400 người không mắc bệnh. Họ tập trung kỹ vào việc số lượng tiêu thụ các loại thực phẩm có GI cao, chẳng hạn như bánh mì trắng và khoai tây mà Jain đã đề cập ở trên.

Qua nghiên cứu, về tổng thể, những người có chế độ ăn giàu GI có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn 49% người khác. Xu thế này thậm chí còn mạnh mẽ hơn khi các nhà khoa học tập trung vào những người chưa bao giờ hút thuốc. 

Theo đó, người có chế độ dinh dưỡng GI cao có tỉ lệ ung thư phổi gấp đôi người không hút thuốc có GI thấp.

Theo Wu, tập trung vào nhóm người không bao giờ hút thuốc là yếu tố quan trọng bởi nó khẳng định rõ ràng hơn về tác động của chế độ ăn uống trong nguy cơ ung thư phổi.

"Mặc dù hút thuốc là một trong những nguy cơ chính gây ung thư phổi nhưng không phải là tất cả. Nghiên cứu của chúng tôi cung cấp bằng chwcngs cho thấy chế độ ăn uống cùng với các yếu tố nguy cơ khác cũng gây ra nguy cơ mắc bệnh".

Tại sao một chế độ dinh dưỡng giàu carbohydrate lại liên quan đến ung thư phổi?

Theo đồng tác giả nghiên cứu Stephanie Melkonian, một chế độ ăn giàu đường huyết có liên quan đến kháng insulin - từ đó kích thích hoạt động của một số tế bào chất có vai trò nhất định trong bệnh ung thư. 

Tiến sĩ Jain đồng ý rằng "nghiên cứu góp phần khẳng định bằng chứng rằng, thói quen dinh dưỡng nghèo nàn, dễ gây béo phì đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của ung thư". 

Thái An (Theo Health)