Mối quan hệ Eximbank và Sacombank đã rõ khi dự định sáp nhập được công bố. Tuy nhiên, trong cả vụ thâu tóm trước đây và sáp nhập sắp tới, người ta không thể bỏ qua nghi vấn về vai trò của Phương Nam và gia đình ông Trầm Bê.
Bầm dập Sacombank: Hết thâu tóm lại sáp nhập
Sáp nhập Eximbank – Sacombank: Chưa biết dùng tên gì
Sáp nhập Eximbank và Sacombank
Sáp nhập Eximbank – Sacombank: Chưa biết dùng tên gì
Sáp nhập Eximbank và Sacombank
Trầm Bê: Từ tin đồn tới thực tế
Là một người vô cùng kín đáo, cái tên Trầm Bê mới bắt đầu được nghe đến nhiều qua những tin đồn về một vụ thâu tóm ngân hàng từ giữa năm 2011 và lập tức gây được chú ý.
Đặc biệt, sự kiện đình đám thâu tóm Ngân hàng Sacombank đã làm rúng động toàn bộ thị trường tài chính, được coi là có một không hai trong lịch sử ngành ngân hàng. Và ở đó, vài trò của ông Trầm Bê đã thể hiện phần nào.
Sự việc bắt đầu dần lộ rõ vào hồi đầu năm 2012 khi mà những người trong cuộc xác nhận có một nhóm nhà đầu tư đã tiến hành mua vào rất nhiều cổ phiếu Sacombank và chủ yếu được thực hiện thông qua người quen và các tổ chức như: Eximbank, Chứng khoán ACB, Vàng bạc Đá quý Phương Nam, Chứng khoán Phương Nam…
Cho dù không trực tiếp mua chứng khoán nhưng cái tên Trầm Bê được nhắc đến nhiều nhất. Khi đó, ông Trần Bê là Phó chủ tịch Ngân hàng Phương Nam với tỷ lệ cổ phần nắm giữ 10%.
Không xác nhận, không phủ nhận nhưng ông Trầm Bê vẫn là một nhân vật mà giới tài chính phải nể trọng. Theo đó, giới đầu tư vẫn nghi hoặc vai trò của ông này sau khi Eximbank ra mặt xác nhận là cổ đông lớn (nắm hơn 10%) và đại diện cho 51% cổ phần Sacombank, chính thức đặt vấn đề thay đổi cơ cấu HĐQT Sacombank.
Mặc dù vậy, sự có mặt của ông Trầm Bê và con trai là Trầm Khải Hòa trong HĐQT bầu bổ sung sau đó (vào cuối tháng 5/2012) lại cho giới đầu tư hình dung bức tranh quyền lực tại Sacombank khác hơn nhiều. Theo đó, ông Trầm Bê đã phần nào cho thất một vai trò rất lớn.
Lật lại con đường đi lên của ông Trầm Bê có thể thấy, đây là một đại gia thực sự, trong khá nhiều lĩnh vực, từ BĐS (với vai trò là cổ đông lớn và là thành viên HĐQT Đầu tư Xây dựng Bình Chánh), cơ sở hạ tầng (đầu tư xây dựng bệnh viện Triều An), nông nghiệp (độc quyền thị trường chiếu xạ thanh long trong gần chục năm). Đại gia này trong vài năm gần đây đang thâm nhập lĩnh ngân hàng tài chính với một số vị trí như: Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng Phương Nam, Vàng bạc Đá quý Phương Nam và Chứng khoán Phương Nam…
Là một người vô cùng kín đáo, cái tên Trầm Bê mới bắt đầu được nghe đến nhiều qua những tin đồn về một vụ thâu tóm ngân hàng từ giữa năm 2011 và lập tức gây được chú ý.
Đặc biệt, sự kiện đình đám thâu tóm Ngân hàng Sacombank đã làm rúng động toàn bộ thị trường tài chính, được coi là có một không hai trong lịch sử ngành ngân hàng. Và ở đó, vài trò của ông Trầm Bê đã thể hiện phần nào.
Sự việc bắt đầu dần lộ rõ vào hồi đầu năm 2012 khi mà những người trong cuộc xác nhận có một nhóm nhà đầu tư đã tiến hành mua vào rất nhiều cổ phiếu Sacombank và chủ yếu được thực hiện thông qua người quen và các tổ chức như: Eximbank, Chứng khoán ACB, Vàng bạc Đá quý Phương Nam, Chứng khoán Phương Nam…
Cho dù không trực tiếp mua chứng khoán nhưng cái tên Trầm Bê được nhắc đến nhiều nhất. Khi đó, ông Trần Bê là Phó chủ tịch Ngân hàng Phương Nam với tỷ lệ cổ phần nắm giữ 10%.
Không xác nhận, không phủ nhận nhưng ông Trầm Bê vẫn là một nhân vật mà giới tài chính phải nể trọng. Theo đó, giới đầu tư vẫn nghi hoặc vai trò của ông này sau khi Eximbank ra mặt xác nhận là cổ đông lớn (nắm hơn 10%) và đại diện cho 51% cổ phần Sacombank, chính thức đặt vấn đề thay đổi cơ cấu HĐQT Sacombank.
Mặc dù vậy, sự có mặt của ông Trầm Bê và con trai là Trầm Khải Hòa trong HĐQT bầu bổ sung sau đó (vào cuối tháng 5/2012) lại cho giới đầu tư hình dung bức tranh quyền lực tại Sacombank khác hơn nhiều. Theo đó, ông Trầm Bê đã phần nào cho thất một vai trò rất lớn.
Lật lại con đường đi lên của ông Trầm Bê có thể thấy, đây là một đại gia thực sự, trong khá nhiều lĩnh vực, từ BĐS (với vai trò là cổ đông lớn và là thành viên HĐQT Đầu tư Xây dựng Bình Chánh), cơ sở hạ tầng (đầu tư xây dựng bệnh viện Triều An), nông nghiệp (độc quyền thị trường chiếu xạ thanh long trong gần chục năm). Đại gia này trong vài năm gần đây đang thâm nhập lĩnh ngân hàng tài chính với một số vị trí như: Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng Phương Nam, Vàng bạc Đá quý Phương Nam và Chứng khoán Phương Nam…
Ông nắm một lượng rất ít cổ phiếu Sacombank, nhưng ba người con của ông và những doanh nghiệp liên quan đang nắm giữ rất nhiều cổ phần của ngân hàng này.
Dù vậy, có một điều mà nhiều người vẫn đang băn khoăn là vai trò thực sự của ông Trầm Bê và Ngân hàng Phương Nam tại Sacombank như thế nào? Tại sao các quyết định quan trọng liên quan tới sự thay đổi vận mệnh của Sacombank gần đây đều do Eximbank đứng ra công bố? Có hay không vụ sáp nhập với Phương Nam nữa? Hay với ACB như một số tin đồn hồi cuối năm ngoái?
Ai sở hữu đích thực?
Sự rút lui hoàn toàn của hai bố con ông Đặng Văn Thành và Đặng Hồng Anh khỏi HĐQT Sacombank hồi cuối năm ngoái trong khi không/chưa bổ sung thành viên mới đã khiến cho số lượng người đến từ Ngân hàng Phương Nam tại Sacombank áp đảo hơn.
Kết thúc đại hội cổ đông thường niên Sacombank hồi cuối tháng 5/2012, vấn đề dư luận quan tâm ai sẽ là thành viên mới trong HĐQT, nắm quyền kiểm soát ngân hàng này đã ngã ngũ khi mà 4 trong 8 thành viên mới là người đến từ Phương Nam các thành viên khác đến từ Eximbank, Chứng khoán Rồng Việt, Đầu tư Tài chính Sài Gòn Á Châu.
Trong số 10 thành viên HĐQT có 8 thành viên được bầu mới vào HĐQT, bao gồm Trầm Bê, Phạm Hữu Phú, Trần Xuân Huy, Trầm Khải Hòa, Phan Huy Khang, Nguyễn Miên Tuấn, Kiều Hữu Dũng và bà Dương Hoàng Quỳnh Như.
Hai thành viên cũ còn lại là ông Đặng Văn Thành và con trai, ông Đặng Hồng Anh.
Điểm nổi bật trong ban bệ mới nay là có tới 4 thành viên từ Ngân hàng Phương Nam chuyển sang. Ông Trầm Bê - nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Southernbank; ông Trầm Khải Hòa (con trai ông Trầm Bê) là Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán Phương Nam; ông Phan Huy Khang (nguyên Tổng giám đốc của Southern Bank) và bà Dương Hoàng Quỳnh Như cũng từ Phương Nam.
Khi đó, giới đầu tư đã tập trung bàn luận khá nhiều về việc Phương Nam - một ngân hàng quy mô nhỏ hơn Sacombank khá nhiều và chỉ được liệt vào nhóm 2 nhưng đã thực hiện một cú thâu tóm ngoạn mục “đại gia” Sacombank. Đứng sau vụ này, cái tên Trầm Bê là nghi vấn lớn nhất?.
Khi mọi sự đã gần như đi vào ổn định, ban bệ HĐQT Sacombank đã đông đủ các thành, các đại diện gia đình ông Đặng Văn Thành đã chính thức rút lui… và dường như gia đình ông Trầm Bê đã “nắm” được Sacombank với vị thế nắm giữ cổ phần tổng lớn nhất, thì giới đầu tư lại ngỡ ngàng khi con trai ông Trầm Bê là Trầm Trọng Ngân đăng ký bán toàn bộ hơn 48 triệu cổ phiếu Sacombank (gần 5% cổ phần). Thương vụ này không thực hiện được do “diễn biến thị trường không như kỳ vọng”, nhưng ngay sau đó, trong tuần qua, cổ đông này đăng ký 30 triệu (trong số 48 triệu) cổ phiếu Sacombank mình đang nắm giữ.
Trước đó, một loạt các tổ chức âm thầm mua vào rất nhiều cổ phiếu Sacombank nhưng sau đó cũng đã rút ra như: Chứng khoán Phương Nam, Đầu tư Exim.
Trường hợp mua đi bán lại nhiều và quá nhanh như đối với các cổ đông mới của Sacombank trong vài tháng gần đây thực sự là một câu hỏi lớn. Biến động đó liên quan tới việc thay đổi cơ cấu cổ đông tại các ngân hàng.
Một số vấn đề được đặt ra là, vai trò thực sự của gia đình ông Trầm Bê trong Sacombank là gì, thuần túy là một cổ đông lớn hay đang chi phối ngân hàng này? Mối quan hệ giữa Phương Nam và Sacombank sau khi gia đình ông Trầm Bê “vào” Sacombank sâu sắc, bền chặt tới đâu? Tại sao các đại diện liên quan tới ông Trầm Bê đã và đang bán ra cổ phiếu STB và bán cho ai?
Sự nổi lên một lần nữa của Eximbank thông qua công bố định hướng sáp nhập Eximbank-Sacombank trong những ngày qua cùng với động thái đăng ký thoái vốn của con ông Trầm Bê… lại làm dấy lên câu hỏi về những biến động bên trong nội bộ Sacombank.
Giới đầu tư đoán già đoán non về một đại gia thực sự, đứng đằng sau mọi diễn biến mới thực sự là người sở hữu và sẽ là người ra mặt khi tất cả đã hạ màn?
Mạnh Hà