Valve tiếp tục cập nhật thông tin về dự án reboot Artifact vào rạng sáng nay (07/4). Nhà phát triển đã nếu ra những lý do khiến họ muốn reboot Dota 2 card game, nhấn mạnh vào việc ưu tiên cải thiện gameplay và hé lộ những nội dung mới mẻ đang trong quá trình hoàn thiện.

Bài viết được đăng tải trên trang chủ trò chơi đúng một tuần sau khi Valve công bố ngắn gọn lộ trình xây dựng Artifact 2.0 vào hôm 31/3.

Đội ngũ phát triển cho biết, quyết định reboot Artifact xuất phát từ tình yêu tựa game gốc khi họ cảm nhận được “sự tự do sáng tạo” cùng với mong muốn “tìm hiểu tại sao một thứ lại hỏng cùng cách khắc phục nó.

Nhưng vẫn còn rất nhiều việc phải làm để Valve có thể đưa “một thứ gì đó đặc biệt” lên đỉnh cao của ngành công nghiệp game.

Valve hứa hẹn với những người chơi Artifact đầu tiên - đã từng không tiếc thời gian và tiền bạc để gây dựng một bộ sưu tập các lá bài – sẽ nhận được “những thứ cực kỳ hay ho và đặc biệt”. Tuy nhiên, quá trình làm lại tựa game vẫn còn ở giai đoạn đầu.

Bên cạnh đó, Valve không quên lưu ý rằng gameplay chính là nền tảng của Artifact 2.0. Bởi lẽ nhà phát triển “mong muốn tựa game có nền móng vững chắc để tận dụng” dữ liệu sẵn có. Thậm chí, họ còn kêu gọi người chơi phản hồi trực tiếp qua địa chỉ email để hai bên tương tác nhiều hơn khi triển khai dự án.

Để khiến fan tỏ ra hào hứng với phiên bản mới của Artifact, Valve không quên tung ra một vài lá bài với nét vẽ thô sơ nhất có thể - đủ sức biến chúng trở thành những memes phổ thông trong cộng đồng.

Điều thú vị ở đây là dường như Valve đang có ý định giảm lượng chỉ số trên các lá bài xuống “còn khoảng 60% so với tựa game gốc.” Với sự chênh lệch về sức mạnh thấy rõ trên các lá bài, meta của Artifact được trông đợi sẽ cân bằng hơn.

HEROES

Mirana (4/4 – Black hero)

Bài Đen (Black carđ) thường tượng trưng cho những heroes có lối chơi sát thủ. Skill trứ danh Sacred Arrow phù hợp với phong cách này, cho phép Mirana stun một hero hoặc hạ một creep ở bất cứ lane nào dù Valve thừa nhận nó “có lẽ hơi mạnh ở thời điểm hiện tại.

Mirana cũng sở hữu Leap, skill giúp cô nàng nhảy sang các lanes khác nhau và buff cho các units xung quanh. Nhìn chung, Mirana là một Black hero có độ đa dụng cực cao trong game.

Wraith King (4/3 – Green hero)

Bài Xanh Lá (Green card) thường đại diện cho các nhân vật sở hữu các skills dạng buff và hồi phục mạnh mẽ. Nhờ Death Shield, Wraith King sẽ được một lần hồi sinh để tự biến hắn ta trở thành một cái gai trong mắt mọi địch thủ.

Skill Hellfire Blast stun một mục tiêu và đi kèm là hiệu ứng Decay – rút máu từ từ khiến unit chết trong hai lượt, trừ khi chúng hồi máu.

CREEPS

Sticky Greevil có thể là một nỗi phiền toái mới, một công cụ giá rẻ trói chân địch, khiến chúng không thể thoải mái di chuyển. Lá bài này sẽ rất hữu dụng trong bối cảnh Valve sẽ thêm vào Artifactmột số lượng lớn các cách di chuyển” – giúp các heroes và units cơ động hơn hẳn mà không quá phụ thuộc vào Blink Dagger.

Morphling Whelp là một lá bài Xanh (Blue card) – nổi tiếng với các phép thuật giúp tăng lợi thế cho bên yếu thế. Về cơ bản thì nó có cơ chế hoạt động tương tự như Ditto của Pokémon là sao chép cả các skills Passive lẫn Active của đối phương.

Defenestrating Ogre là lá bài Xanh tiếp theo được Valve giới thiệu. Nó có tác dụng đẩy lại trạng thái Deploy cho một hero ở round kế tiếp hoặc đưa một creep lên tay địch. Lá bài này là con dao hai lưỡi bởi nó có thể làm mới lại các skills dạng Deploy như Death Shield của Wraith King.

ITEM

Sheep Stick đi kèm với lối vẽ hoàn thiện và đáng yêu nhất. Nhưng không thể không kể đến tác dụng đặc biệt của nó: Hex một unit trong hai rounds, khiến chúng bị stun và trông như một con cừu.


Thoạt nhìn, có vẻ như Artifact 2.0 đang mở rộng những sự lựa chọn về độ cơ động cùng hiệu ứng khống chế (CC) để khiến cho mỗi trận đấu trở nên sôi động và kịch tính hơn.

Mặc dù chưa có gì chắc chắn những lá bài trên sẽ được tiếp tục phát triển và hoàn thiện trong thời gian tới. Nhưng nó là đủ để khẳng định rằng Valve đang nỗ lực cân bằng meta nhằm đảm bảo sẽ không còn hero nào “bá đạo” như Axe ở thời điểm tựa game mới ra mắt.

Nói tóm lại, triết lý phát triển Artifact vẫn giống với tầm nhìn xây dựng Dota 2 – ngay cả khi đây là một sản phẩm thất bại.

2016 (Theo Dot Esports)