“Tham vọng lớn” của Hà Nam

Là tỉnh cửa ngõ phía nam Thủ đô, lại nằm trọn trong “tứ giác” phát triển kinh tế của miền Bắc là: Quảng Ninh - Hải Phòng - Hà Nội - Thanh Hóa, hưởng trọn lợi thế kết nối của các tuyến đường huyết mạch; Hà Nam được định hướng trở thành đô thị vệ tinh, dự báo tốc độ tăng trưởng ngày càng cao.

Hà Nam 1.jpg
Hà Nam có vị trí chiến lược phía nam Hà Nội với giao thông kết nối đồng bộ. Ảnh: Ánh Dương 

Sở hữu hạ tầng giao thông kết nối đồng bộ với tuyến Quốc lộ 1A, cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình, tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam chạy qua, cùng nút giao Phú Thứ 3 tầng kết nối vành đai 5 vùng Thủ đô đang được thi công…; tương lai việc di chuyển từ Hà Nam đến Hà Nội hay các tỉnh trọng điểm phía Bắc sẽ rút ngắn đáng kể.

Xét về các chỉ số phát triển nội tại, hiện nay tốc độ tăng trưởng đô thị của Hà Nam thuộc top đầu khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, đứng thứ 4 trong 11 tỉnh Đồng bằng sông Hồng về tỷ lệ đô thị hóa. Với nền tảng sẵn có, Hà Nam đã đặt mục tiêu đến năm 2030 đưa Phủ Lý thành đô thị loại 1. Đặc biệt Quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã đặt ra mục tiêu lớn: nâng cấp tỉnh lên thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2050, phấn đấu trở thành trung tâm công nghiệp - thương mại - dịch vụ của vùng.  

Theo bộ tiêu chí của thành phố trực thuộc Trung ương, thu nhập bình quân đầu người năm gấp 1,75 lần so với cả nước. Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế cùng tỷ lệ lao động phi nông nghiệp nội thành, nội thị, thị trấn, quận và phường đạt 90%.
 
Thống kê cho thấy, hiện thu nhập bình quân đầu người của Hà Nam đạt 5,8 triệu đồng/tháng - gấp khoảng 1,2 lần cả nước. Trong khi đó, tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế chung của tỉnh mới chỉ chiếm lần lượt 64% và 23%; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khoảng 80%. 

Chuyên gia phân tích, như vậy để đạt đến tiêu chuẩn thành phố trực thuộc Trung ương, bên cạnh nâng cao thu nhập đầu người, Hà Nam cần tiếp tục chuyển dịch ngành kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp, xây dựng và đặc biệt là dịch vụ.

Hà Nam 2.jpg
 Sở hữu nhiều di tích lịch sử, văn hóa phong phú, Hà Nam có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Ảnh: Ánh Dương

Hiện tỉnh đang định hướng mở rộng không gian đô thị, xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng khung, phát triển đô thị gắn với thương mại, dịch vụ, du lịch theo hướng bền vững, hiện đại. Và một trong những hướng đi thiết thực nhất để kinh tế Hà Nam phát triển bứt phá, theo PGS.TS Trần Đình Thiên - Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, đó là thu hút được những doanh nghiệp xứng tầm. 

“Muốn lợi thế trở thành năng lực cạnh tranh thì phải mời được các doanh nghiệp đúng tầm đến, tạo ra những “thỏi nam châm” lớn hút các nhà đầu tư khác, tạo thành sức bật mới đưa Hà Nam đi lên”, PGS.TS Đình Thiên nhận định. 

Sức bật từ những dự án đô thị tầm cỡ

Với những lợi thế sẵn có, Hà Nam cũng hoàn toàn phát triển sầm uất, nhộn nhịp nếu có “chất dẫn” là sự góp mặt của những “đại bàng lớn”. Một trong những doanh nghiệp lớn đang đặt dấu ấn tại Hà Nam gần đây là Sun Group với dự án “Đô thị thời đại” Sun Urban City, được kỳ vọng trở thành “cú hích” hạ tầng để Hà Nam chuyển mình.

Hà Nam 3 a.jpg
Dự án “Đô thị thời đại” Sun Urban City được kỳ vọng là một cú hích góp phần giúp đô thị Hà Nam chuyển mình. Ảnh phối cảnh

Với quy mô lên đến 420ha, tổng mức đầu tư 35.000 tỷ đồng, 1.001 tiện ích, dự án Sun Urban City - chốn nghỉ dưỡng ngoại ô phía nam Hà Nội tương lai hứa hẹn đem lại diện mạo mới cho TP. Phủ Lý. Nơi đây được kiến tạo với mục tiêu: xây dựng khu đô thị văn minh, hiện đại, đem lại cuộc sống đa tiện ích cho người dân; gia tăng hạ tầng dịch vụ, du lịch. 

“Đô thị Thời đại - Sun Urban City sẽ là dự án làm “thay da đổi thịt” TP. Phủ Lý, đồng thời tạo động lực để Hà Nam từng bước vươn tầm, trở thành vùng đất đáng đến, đáng sống của cả nước”, ông Trương Quốc Huy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam kỳ vọng.

Hà Nam 4.jpg
 Sun Urban City là dự án đô thị lớn hàng đầu Hà Nam với các tiện ích đẳng cấp. Ảnh phối cảnh

Là dự án đô thị lớn hàng đầu Hà Nam từ trước đến nay, Sun Urban City bao gồm tổ hợp 5 đại công viên: công viên lễ hội, công viên văn hóa, công viên Sun World, công viên thể thao và công viên sinh thái; tạo ra lượng cầu “khổng lồ” về nguồn nhân lực, tạo thêm cơ hội việc làm, mang lại thu nhập ổn định cho người dân địa phương và các tỉnh lân cận. 

Chưa kể, nguồn thu bền vững từ Sun Urban City cũng sẽ đóng góp đáng kể vào ngân sách tỉnh. Theo ông Trương Quốc Huy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam nguồn ngân sách này sẽ được phân bổ cho đầu tư hạ tầng giao thông, trường học, bệnh viện và các tiện ích xã hội khác để mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người dân địa phương. 

Có thể thấy, việc hình thành những đô thị hiện đại như Sun Urban City sẽ tạo thêm không gian sống xứng tầm, thu hút người tài, người có thu thập cao tới sinh sống, đầu tư. Qua đó, góp phần gia tăng nguồn chất xám chất lượng và thu nhập bình quân đầu người cho địa phương. Đúng như phân tích của tờ Telegraph (Anh), việc phát triển, xây dựng đô thị nghĩa là tạo ra nhiều việc làm hơn, nhu cầu lao động có tay nghề cao tăng, dòng tiền luân chuyển đều đặn hơn, mở ra cơ hội tăng trưởng kinh tế cho cả khu vực. 

Ngọc Minh