A. Turkmenistan
Đáp án: Được truyền thống nhà nước nhắc đến với cái tên chính thức là "Ánh sáng của Karakum", hố khí gas nằm ở sa mạc Karakum cách thủ đô Ashgabat của Turkmenistan gần 260 km.
B. Kuwait
C. Mỹ
A. Một núi lửa
B. Một hố khí ga
Đáp án: Đây là một hố khi ga có chiều rộng hơn 70 m và sâu hơn 21 m.
C. Một mỏ dầu
A. Thiên tạo
B. Con người vô tình làm ra
Đáp án: Những nhà địa chất Liên Xô vô tình tạo ra "Cổng địa ngục" khi khoan tìm dầu mỏ ở đây. Bên dưới địa điểm mà họ khoan vào năm 1971 là một hố khí tự nhiên khổng lồ, nằm dưới một tầng đất mỏng. Khi các nhà địa chất bắt đầu khoan, lớp vỏ mỏng nhanh chóng vỡ ra vì không thể chịu được trọng lượng của máy móc và một miệng hố khổng lồ xuất hiện trên sa mạc Karakum. Dù khí thoát ra chủ yếu là metan không độc hại, nó vẫn có thể gây khó thở khiến động vật hoang dã ở đây bắt đầu chết dần. Ngoài ra, khí metan rất dễ cháy. Không khí chỉ chứa 5% khí metan cũng có thể gây ra một vụ nổ lớn. Do đó, lượng khí metan lớn của "Cổng địa ngục" có thể khiến khu vực này rất dễ đối mặt với thảm họa nghiêm trọng. Các chuyên gia nhanh chóng quyết định sử dụng phương pháp đốt có kiểm soát với hy vọng có thể loại bỏ lượng khí dư thừa, cách thức quen thuộc trong khai thác khí tự nhiên. Các nhà địa chất cho rằng lượng khí sẽ bị đốt xong trong vài tuần. Nhưng dự đoán của họ là sai lầm, dẫn đến một "Cổng địa ngục" cháy không ngừng trong hơn nửa thế kỷ qua.
C. Con người cố tình làm ra
A. Một nhà khoa học Liên Xô cũ
B. Một nhà thám hiểm Mỹ
C. Một nhà thám hiểm Canada
Đáp án: Khi nghe tin Chính phủ Turkmenistan đang lên kế hoạch dập lửa tại hố, nhà thám hiểm người Canada George Kourounis, quyết định xin được đến thám hiểm. Ông phải mặc đồ bảo hộ chống nóng, đeo mặt nạ dưỡng khí và buộc mình vào một bộ dây treo từ sợi Kevlar để trèo xuống hố lửa sâu hơn 30m, nóng tới 1.000 độ C và đi lại trên bề mặt đáy hố. Ông đã xem xét hố lửa này trong vòng 15 phút, sau đó được đội thám hiểm kéo lên. Đây là một phần của cuộc khảo sát đầu tiên tại hố lửa này.
A. Phát triển hơn nữa tiềm năng du lịch của “cổng địa ngục”
B. Đóng cửa “cổng địa ngục'
Đáp án: Một trong những lý do dẫn tới việc đưa ra quyết định dập tắt đám cháy là do lo ngại ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người dân đại phương sống gần đó, lãng phí tài nguyên khí thiên nhiên, hủy hoại môi trường. Chính phủ Turkmenistan ra chỉ thị tập hợp các nhà khoa học, và nếu cần sẽ mới thêm các chuyên gia tư vấn nước ngoài để tìm giải pháp dập tắt hoàn toàn đám cháy.
A. 10 km
B. 11 km
C. 12 km
Đáp án: Lỗ khoan siêu sâu Kola có đường kính chỉ 23 cm nhưng độ sâu lên tới 12 km. Với độ sâu hơn 12 km, nếu có rơi xuống hố sâu này, một người cũng phải mất khoảng 4 phút mới chạm đến đáy. Từ năm 1970, lỗ khoan bắt đầu được các nhà khoa học Nga tạo ra trên bán đảo Kola, trở thành hố sâu nhất thế giới, vượt xa nơi sâu nhất dưới đại dương, sau 20 năm đào và thử nghiệm. Tuy nhiên, nhiệt độ 180 độ C ở đáy lỗ khoan khiến các công cụ không thể tiếp tục hoạt động. Địa điểm này bị bỏ hoang từ năm 2008. Nó đã được niêm phong kín để không thứ gì có thể lọt vào.
A. Than
B. Vàng
C. Kim cương
Đáp án: Đây là mỏ kim cương trải rộng 1.189 mét. Hiện nay dù khu mỏ lộ thiên này không còn hoạt động nữa, Nga vẫn tiếp tục đào sâu bên dưới khu vực. Tính đến năm 1957, nơi này cho ra lò hơn 10 triệu carat kim cương mỗi năm. Một trong những viên đá quý ấn tượng nhất của khu mỏ này có kích thước lên đến 342,56 carat có màu vàng chanh tuyệt đẹp. Mỏ kim cương Mir có giá trị khoảng 17 tỷ USD, con số này là tổng sản lượng khai thác từ mỏ cộng với trữ lượng còn lại. Mỗi năm, mỏ sản xuất khoảng gần ¼ tổng kim cương trên toàn thế giới.