-   Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra nhiều vụ án giết người man rợ, những vụ hành hung vô nhân tính, những hành vi hành hạ con người tưởng như chỉ xuất hiện ở thời trung cổ. Từ vụ án bảo mẫu lấy chân tắm cho trẻ đến vụ án hỗn chiến kinh hoàng trong bệnh viện Việt – Tiệp (Hải Phòng), vụ án Nguyễn Đức Nghĩa giết người yêu tại khu đô thị Trung Yên…và mới đây nhất là vụ án giết người cướp của tại tiệm vàng Ngọc Bích (Bắc Giang), tất cả đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về một vấn đề gây nhức nhối trong xã hội, đó là bạo lực ngày càng gia tăng.

TIN BÀI CÙNG CHUYÊN MỤC

Có thể thấy bạo lực diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc, với mọi đối tượng và từ nhiều đối tượng gây ra. Khi sự việc phát sinh thì các cơ quan chức năng đều khẩn trương điều tra làm rõ về hành vi, mức độ nghiêm trọng của các vụ án và đưa ra xử lý. Nhưng nguyên nhân sâu xa hình thành nên bạo lực thì có vẻ như còn đang bỏ ngỏ.
Như chúng tôi đã biết, trong mỗi con người đều có phần “con” và phần “người”: Phần “con” là bản năng hoang dã, bản năng sinh tồn xuất xứ từ nguồn gốc tiến hoá từ động vật, phần “người” là phần do lao động, học hỏi, rèn luyện, giáo dục mà nên, là phần “lý trí” tốt đẹp chế ngự phần “con” xấu xa và cổ suý cho phần “con” có ích, phù hợp với quy luật phát triển.
Như vậy, nguyên nhân gây ra bạo lực do giáo dục mà ra. Ở đây, cá nhân tôi tạm chia giáo dục thành các loại sau:
Một là, giáo dục từ gia đình.
Hai là, giáo dục từ nhà trường.
Ba là, giáo dục tự thân.
Bốn là, giáo dục từ xã hội, môi trường sống.
1.    Giáo dục từ gia đình:
Các cụ xưa đã dạy “dạy con từ thủa còn thơ”, “nhân tri sơ tính bản thiện”: con người sinh ra là bản chất lương thiện nên chúng phải ngay lập tức được dạy bảo, được rèn luyện từ Bố, mẹ, ông, bà và biết yêu thương những người trong gia đình.  Nhưng giáo dục trong gia đình chúng ta hiện nay thì sao? Cuộc sống bon chen với áp lực giàu nhanh, sống gấp làm cho các ông bố, bà mẹ sao nhãng việc dạy dỗ, giáo dục con cái ngay từ ngôi trường đầu tiên: giáo dục trong gia đình.
Cũng chính vì mưu sinh, các ông bố bà mẹ muốn trông chờ vào sự dạy dỗ con cái từ đối tượng khác: Giáo viên (nhà trẻ).
2. Giáo dục từ nhà trường:  Câu chuyện bảo mẫu hành hạ đứa trẻ chứng tỏ việc phó mặc con cái cho người khác dạy dỗ khi bản thân ông bố, bà mẹ không giám sát, kiểm tra là rất nguy hiểm. Điều nguy hiểm hơn nếu “ngôi trường nhà trường” - môi trường giáo dục quan trọng thứ hai - lại không cho con em chúng ta được các cô giáo, thầy giáo mẫu mực. Tệ nạn chạy trường từ khi con trẻ lên 2, lên 3 tuổi, việc đút lót, chạy điểm có thể nới là phổ biến ở mọi cấp học, kể cả bậc giáo dục mầm non dưới hình thức “bồi dưỡng giáo viên…”.
Như vậy, ngay bản thân những người thầy, người cô - người mà những ông bố, bà mẹ gửi gắm việc dạy dỗ con cái hộ đã “mất chuẩn mực”, cái đó chúng ta đừng nghĩ con trẻ không biết, không thấy. Chúng ta nhầm đấy vì “tiêu cực” tiêm vào suy nghĩ, tiềm thức chúng ngày khi ý thức được hình thành. Các tệ nạn này xâm nhập và diễn ra ở mọi nơi thì tất yếu sẽ trở thành vấn nạn xã hội và tạo ra trào lưu xấu trong xã hội. Điều đó buộc các ông bố, bà mẹ dẫu hoàn cảnh khó khăn, dẫu không muốn “phong bì, phong bao” cũng phải theo, nếu không sợ phần thua thiệt sẽ thuộc về con em mình. Trào lưu xấu cũng buộc các nhà giáo chuẩn mực đành “nhắm mắt, đưa… tay”, nếu không cũng chẳng được gì mà .. kệ, “coi như cái lệ”, cứ coi là “mình xứng đáng” vì đã chăm sóc, dạy dỗ con cái họ nên người…(lại phải nghĩ vậy thôi). Vấn nạn trở thành trào lưu xã hội, rồi trở thành quốc nạn trong ngành giáo dục.
Tất nhiên, không phải tất cả giáo viên, phụ huynh đều xấu. Đó là điều chắc chắn.
3. Giáo dục tự thân hay còn gọi là tự bản thân mình tự giáo dục, tự rèn luyện mình. Theo luật, 18 tuổi được coi là trưởng thành vê tâm sinh lý và có quyền tự quyết định cuộc sống của mình. Nhưng, thử hỏi nếu với nền tảng giáo dục như trình bày ở trên liệu công dân tuổi 18 này có đủ bản lĩnh, lý trí, sự trong sáng để khẳng định mình trong đầy dẫy những toán tính, vị kỷ, áp lực từ mọi phía?
Lê Văn Luyện là một điển hình cho công dân tuổi 18 thiếu sự giáo dục để có đủ bản lĩnh, lý trí chế ngự phần “con”. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta đang được giáo dục trong môi trường tồi tệ, không phải vậy, con người phải tự thích ứng, tự miến dịch để tồn tại. Con người có một môi trường giáo dục nghiêm khắc khác “giáo dục tự thân”. Tức là tự bản thân mình tự giáo dục, tự biết chắt lọc cái đẹp của môi trường giáo dục mà ta đã qua để trang bị cho mình một bản năng sinh tồn có tiến hoá, dù môi trường có đầy dẫy tiêu cực thì giáo dục tự thân vẫn có thể phát triển.
4. Giáo dục từ xã hội, từ môi trường sống:
Đây là một môi trường giáo dục bao trùm, vì nó bao hàm các ngôi trường giáo dục khác.
Môi trường xã hội bao quanh và chi phối chúng ta: Quyền lực nhà nước được nhân dân giao cho đặt ở các bộ máy công quyền như Uỷ ban nhân dân, công an, viện kiểm sát, toà án…. các cơ quan đó có chức năng điều phối xã hội, tức là dùng quyền lực để trấn áp tội phạm, xử lý nghiêm minh kẻ phạm tội.
Đối với nạn nhân: mất lòng tin vào cơ quan công quyền, bức xúc chờ thời cơ bùng nổ.
Đối với kẻ gây tội: Hả hê vì mọi việc đều có hướng xử lý (chúng không bị răn đe, giáo dục tự thân không hoạt động.
Đối với dư luận xã hội: Không đồng tình tích tụ, bức xúc dồn nén.
Đối với người thực thi pháp luật: Mâu thuẫn (giữa lợi ích cá nhân và sự liêm chính, dư luận gây sức ép).
Con người từ khi sinh ra tới lúc trưởng thành luôn trong tình trạng phải giáo dục tự thân, vì quyền lợi cá nhân là đánh mất sự thanh liêm (công dân ở vị trí công quyền tạm coi là công dân ưu tú), những công dân ưu tú đó không thanh liêm được thì thủ hỏi các công dân khác sao mà có thể … tốt hơn?
Điều đó dẫn đến một hệ luỵ nguy hiểm, mâu thẫn xã hội gia tăng.
Nếu mâu thuẫn này lớn, nó sẽ khiến bạo lực leo thang, xuất hiện nhiều hành vi thiếu tình người – do chán nản, mất lòng tin.
Điều này được giải thích vì sao lái xe taxi đâm công an giao thông; người nhà nạn nhân giết bác sỹ. Vậy chúng ta phải làm gì để giảm bạo lực?
Theo tôi, trước tiên là từ giáo dục. Nhà nước nên dùng quyền lực của mình trả lại sự trong sạch cho giáo dục học đường, học đường trong sạch sẽ trả lại cho gia đình những người con ngoan, cho nhà nước những cán bộ thanh liêm, cho xã hội những công dân tốt, cộng với giáo dục tự thân thì xã hội sẽ có nhiều công dân có ích, lúc đó bạo lực tự dưng không còn. Nhà nước dùng quyền lực để xử lý, răn đe nghiêm minh các hành vi tiêu cực, xử lý nghiêm kẻ gây bạo lực, lúc đó công dân chưa tốt thấy mà giáo dục tự thân nếu muốn không bị xử lý và tồn tại để thích ứng xã hội…
Hùng Nguyễn (Hải Phòng)