- Vừa qua, Tổng cục thống kê công bố GPD của Việt Nam ước tính giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước. Bà có nhận định gì về con số này cũng như các khó khăn mà doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối diện?
Quả thật, tình huống hiện tại mà cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam phải đối diện là cực kỳ thách thức. Sự đứt gãy về nguồn nhân công, tài chính và sản xuất đã đặt mọi doanh nghiệp vào trạng thái kiệt quệ và khủng hoảng. Nếu không nhanh chóng phục hồi và tái thiết hoạt động sản xuất kinh doanh, tốc độ tăng trưởng kinh tế vĩ mô của Việt Nam sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực, kéo theo rất nhiều thay đổi trong các khu vực và ngành nghề khác.
Minh chứng cụ thể hơn, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 8 tháng qua là 85.500 doanh nghiệp, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2020. Do đó, điều quan trọng và cấp thiết nhất lúc này chính là doanh nghiệp cần phải được tạo điều kiện để hoạt động trở lại, và duy trì sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả, từng bước tích luỹ nguồn lực để vượt qua thời điểm khó khăn.
- Theo bà, để quay trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, sản xuất chế tạo cần chú ý điều gì?
Chúng ta đều đồng ý rằng mọi máy móc, thiết bị sản xuất lẫn môi trường hoạt động trong công xưởng, nhà máy chế tạo đều dựa vào năng lượng để vận hành. Do đó, chỉ một gián đoạn hay sự cố xảy ra cũng dẫn đến sự suy giảm về năng suất lao động kéo dài thời gian sản xuất và gia tăng hao phí không cần thiết. Vào tháng 8/2021 khi hoạt động sản xuất tại các khu công nghiệp của tỉnh Bắc Giang bị gián đoạn và không ổn định, ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất của rất nhiều doanh nghiệp.
Điều quan trọng mà chúng tôi muốn nhấn mạnh chính là việc bảo vệ tính bền bỉ và xuyên suốt của nguồn năng lượng sử dụng chính là một trong những yếu tố sống còn để doanh nghiệp có thể sẵn sàng bước vào mùa sản xuất cao điểm.
- Vậy đối với doanh nghiệp Việt Nam các ưu tiên cần thực hiện ngay trong thời điểm trước mắt sẽ là gì, thưa bà?
Trước tiên, chúng ta cần hiểu kết cấu căn bản tạo nên một hệ thống có tính xuyên suốt và liền mạch về mặt năng lượng khi sản xuất, kinh doanh. Hệ thống này được phân làm 2 nhóm: Mains - hệ thống thiết yếu vận hành các tác vụ tại nhà máy, phân xưởng bao gồm toàn bộ các thiết bị, hệ thống máy móc; Brains - hệ thống thu nhận dữ liệu, phân tích, điều chỉnh và điều phối hoạt động vận hành bao quanh các thiết bị Mains.
Doanh nghiệp và các bộ phận kỹ thuật của nhà máy cần đặc biệt chú trọng bảo vệ hệ thống Mains một cách chủ động với những giải pháp công nghệ giúp lưu trữ, duy trì dòng điện khi có bất kỳ rủi ro nào xảy ra bằng hệ thống lưu điện không gián đoạn (UPS - uninterruptible power supply).
Còn với hệ thống Brains, nguồn điện liên tục và ổn định cũng quan trọng không kém, lượng dữ liệu được tạo ra từ tất cả các thiết bị tại điểm sản xuất cần phải được xử lí tức thời, theo thời gian thực từ đó đưa ra các phân tích (insight) để kết nối với các hệ thống quản lí tổng và có các điều chỉnh tổng thể kịp thời.
Schneider Electric đã không ngừng đổi mới và sáng tạo để tiên phong cung cấp các giải pháp bảo vệ hệ thống Brains và Mains hiệu quả giúp doanh nghiệp duy trì sản xuất trong mọi thời điểm quan trọng.
Schneider Electric hiện sở hữu nhiều dòng UPS 3 pha, trong đó, Galaxy VL là sản phẩm nổi bật với kích thức nhỏ gọn và sở hữu khả năng tối ưu hiệu suất đến 99%. Giải pháp cho phép mở rộng theo quy mô công suất từ 200kW đến 500kW, giúp doanh nghiệp linh hoạt trong việc phát triển theo nhu cầu. Chúng tôi còn tích hợp Live Swap - tính năng cho phép thao tác an toàn trong suốt quá trình bổ sung hoặc thay thế mô đun nguồn ngay khi UPS đang hoạt động và các giải pháp EcoStruxure để có thể giám sát từ xa.
Bên cạnh đó, Schneider Electric cũng mang đến những giải pháp bảo vệ cho hệ thống thiết bị Brains trong môi trường nhà máy. Khi sự cố xảy ra, hệ thống cần nguồn năng lượng dự phòng đảm bảo việc vận hành một thời gian nhất định để có thể tắt một cách hiệu quả, đồng thời kịp thu thập và xử lý các thông tin giá trị và đưa ra những cảnh báo, hướng dẫn hay quyết định quan trọng.
Các giải pháp UPS 1 pha từ Schneider Electric sẽ là sự lựa chọn tối ưu nhất. Ngoài ra, đối với các ứng dụng có tính số hóa cao và cần xử lý các dữ liệu IIoT khác nhau ở tốc độ cao, chúng tôi cung cấp giải pháp tiểu trung tâm dữ liệu (Micro Data Center) tích hợp sẵn các thiết bị cần thiết như tủ rack, nguồn, làm mát, bảo mật và giám sát. Chính sự toàn diện này khiến sản phẩm có thể hỗ trợ doanh nghiệp triển khai điện toán biên một cách nhanh chóng, đơn giản và tối ưu về hiệu quả chi phí.
Diệu My (thực hiện)