Hạ tầng đồng bộ
Nhiều năm trở lại đây, Thái Nguyên đã có sự thay đổi bứt phá trong phát triển hạ tầng, kinh tế xã hội. Thái Nguyên đang trên đà tăng trưởng để trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của khu vực trung du, miền núi phía Bắc và vùng Thủ đô Hà Nội vào năm 2030.
Giai đoạn 2021-2025, tỉnh Thái Nguyên tiếp tục tập trung đầu tư phát triển đô thị với mục tiêu đạt tỷ lệ đô thị hóa đạt 40,5%; giai đoạn 2026 - 2030 tỷ lệ đô thị hóa đạt 45% và đến năm 2035 là 50%. Hàng loạt các tuyến đường được đầu tư hiện đại đã thúc đẩy giao thương tại Thái Nguyên, có thể kể đến như đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, Thái Nguyên - Chợ Mới kết nối các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Bắc Kạn, Cao Bằng…
Bên cạnh đó, tỉnh Thái Nguyên đang đầu tư dự án đường Bắc Sơn kéo dài, kết nối TP.Thái Nguyên với Khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc với tổng mức đầu tư trên 2.000 tỷ đồng.
Mới đây, tỉnh đã phê duyệt chủ trương xây đường kết nối Thái Nguyên- Bắc Giang- Vĩnh Phúc có chiều dài 42,47 km với tổng vốn đầu tư hơn 3.700 tỷ đồng. Tuyến đường này hoàn thành sẽ kết nối tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc và Tuyên Quang thông qua 5 tuyến đường cao tốc Hà Nội - Bắc Giang, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Lào Cai, đường vành đai 5, Tuyên Quang - Phú Thọ.
Từ Thái Nguyên, có thể kết nối dễ dàng tới Thủ đô và các tỉnh lân cận. Đặc biệt, từ TP. Thái Nguyên đến sân bay quốc tế Nội Bài chỉ 40 phút di chuyển, đến trung tâm Thủ đô Hà Nội chỉ mất hơn 1 tiếng. Hạ tầng giao thông là một trong những yếu tố hàng đầu khơi dậy tiềm năng bất động sản nơi đây.
Tạo đà cho bất động sản “cất cánh”
Bên cạnh hạ tầng giao thông, sự phát triển sôi động của các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đã góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản địa phương này có đòn bẩy tăng trưởng trong nhiều năm trở lại đây. Thái Nguyên là một trong những địa phương thu hút vốn FDI lớn của cả nước với nhiều doanh nghiệp có quy mô toàn cầu. Các khu công nghiệp tại Thái Nguyên có tỷ lệ lấp đầy khá cao.
Cùng với những khu công nghiệp hiện hữu, tỉnh Thái Nguyên đã quyết định thành lập một số khu, cụm công nghiệp mới góp phần mở rộng quy mô tăng trưởng. Thái Nguyên cũng đã được Thủ tướng quyết định bổ sung Khu công nghệ thông tin tập trung Yên Bình với quy mô 200ha - giai đoạn 1 vào Quy hoạch tổng thể khu công nghệ thông tin tập trung cả nước.
Phát triển công nghiệp đã trở thành động lực cho tăng trưởng kinh tế của Thái Nguyên. Tốc động tăng trưởng kinh tế bình quân tại Thái Nguyên đạt 11%, cao gấp 1,5 lần trung bình cả nước. Đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, Thái Nguyên nằm trong top địa phương có thu nhập bình quân trên đầu người cao, giai đoạn 2021-2025, Thái Nguyên đặt mục tiêu thu nhập bình quân đầu người đạt 100 triệu/người/năm trở lên.
Thu nhập gia tăng kích thích nhu cầu về các sản phẩm bất động sản đa dạng, chất lượng cao. Cùng với đó, sự phát triển của các khu công nghiệp kéo theo lượng lớn các chuyên gia nước ngoài, các cán bộ, kỹ sư, công nhân có nhu cầu về nhà ở. Đây sẽ là điểm tựa để thị trường bất động sản Thái Nguyên ngày càng phát triển sôi động.
Tâm điểm thị trường bất động sản phía Bắc
Hạ tầng đồng bộ đã nâng bước cho thị trường bất động sản Thái Nguyên. Nơi đây đang trở thành một trong những thị trường phát triển sôi động hàng đầu trong khu vực và hứa hẹn là điểm sáng trong bức tranh bất động sản khu vực phía Bắc.
Thời gian vừa qua, Thái Nguyên đã đón nhiều doanh nghiệp tên tuổi với hàng loạt dự án lớn, cung cấp cho thị trường những sản phẩm bất động sản chất lượng cao. Đơn cử như dự án Crown Villas tọa lạc tại phường Gia Sàng, ngay trung tâm TP.Thái Nguyên hứa hẹn đem lại môi trường sống chất lượng với hơn 40 tiện ích cao cấp, hệ thống trường học theo chuẩn quốc tế Iris School.
Trong thời gian tới, bất động sản Thái Nguyên hứa hẹn khoác màu áo mới, sầm uất hơn, hiện đại hơn, trở thành tâm điểm bất động sản, thu hút nhà đầu tư ở phía Bắc.
Phương Dung