Con cá hố rồng dài hơn 3,6m, nặng chừng 25kg mắc cạn gần bờ biển được ngư dân ở Nghệ An bắt được. Rất đông người đổ xô về để được chiêm ngưỡng con cá này.

{keywords}

Chiều nay 13/4, cơ quan chức năng phường Quỳnh Phương (TX. Hoàng Mai, Nghệ An) cho biết, ngư dân ở phường này vừa bắt được một con cá hố rồng dài gần 4m.

Theo đó, khoảng 16h chiều 13/4, anh Phạm Xuân Chiến cùng anh Nguyễn Ngọc Duy (trú ở phường Quỳnh Phương) đang đi chơi ở khu vực biển Quỳnh Phương thì bất ngờ phát hiện con cá hố rồng đang sống trôi dạt vào sát bờ biển.

Ngay lập tức, anh Chiến cùng anh Duy đã lao xuống nước chặn bắt con cá hố rồng này đưa lên bờ. Vì con cá lớn và rất dài nên phải mất chừng 10 phút, 2 người mới bắt và đưa con cá này lên bờ thành công.

Qua quan sát, con cá này dài hơn 3,6m và nặng chừng 25kg. Đoạn thân to nhất, người dân đo được cá có chiều ngang đến 30cm, đoạn cuối phân đuôi, thân cá to khoảng 5-10cm. Ở đầu con cá này có các râu dài từ 50cm-1m.

Vì có râu dài và vây dài như rồng trong truyền thuyết nên người dân thường gọi loại cá này với tên cá hố rồng hoặc là cá rồng.

{keywords}

Đầu cá có râu dài đến gần 1m như rồng trong truyền thuyết.

Ngay sau khi bắt được con cá này, anh Chiến đã báo cáo sự việc với UBND phường Quỳnh Phương để có phương án xử lý. Tuy nhiên, hiện tại anh Chiến vẫn chưa nhận được ý kiến từ cơ quan chức năng nên anh vẫn đang nuôi giữ con cá này.

Nghe tin anh Chiến và anh Duy bắt được con cá hố rồng rất lớn, hàng trăm người dân phường Quỳnh Phương cùng các phường lân cận đã kéo đến để được tận mắt chiêm ngưỡng.

{keywords}

Chủ nhân là anh Chiến chụp cùng con cá hố rồng do anh và bạn bắt được ở gần bờ biển.

“Giờ tôi đang nuôi con cá này vì chưa có ý kiến từ cơ quan chức năng. Hiện nó vẫn đang sống, tôi mong cơ quan chức năng có phương án nào đó để còn biết hoặc để tôi xử lý”, anh Chiến cho biết.

Theo thông tin từ ngư dân bản địa, loài cá hố rồng anh Chiến bắt vốn được nhắc đến trong truyền thuyết dân gian như một loài “thủy quái”.

{keywords}

Rất đông người dân hiếu kỳ đến xem con cá này.

Qua tìm hiểu một số tư liệu khoa học, “ngoại hình” loài cá này gần giống với loài cá mái chèo, có tên khoa học là Regalecus glesne, được phát hiện từ năm 1772 bởi một nhà sinh học người Na Uy.

Theo Trí thức trẻ