Việc bạn nhận ra một người bạn, một đồng nghiệp đang buồn, tức giận hay ngạc nhiên có thể là chìa khóa để đồng cảm với người khác. 

Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới đây, khả năng nhận biết cảm xúc của người khác quá tốt đôi khi có thể gây ra những căng thẳng. Nghiên cứu này là thách thức quan điểm phổ biến cho rằng trí thông minh cảm xúc luôn mang lại lợi ích cho người sở hữu nó.

{keywords}

Trong một nghiên cứu được đăng tải trên tờ Emotion hồi tháng 9/2016, các nhà tâm lý học Myriam Bechtoldt và Vanessa Schneider tới từ Trường Tài chính và Quản lý Frankfurt của Đức đã hỏi 166 sinh viên nam một loạt những câu hỏi để đo lường trí thông minh cảm xúc của họ. 

Ví dụ như, họ cho sinh viên xem những bức ảnh mặt người và hỏi họ về cảm xúc của người trong ảnh. Những sinh viên này sau đó có những cuộc bàn thảo về công việc trước một ban giám khảo thể hiện khuôn mặt rất nghiêm khắc. Các nhà khoa học đã đo nồng độ hormone căng thẳng trong nước bọt của những sinh viên này trước và sau cuộc nói chuyện.

Những sinh viên được đánh giá là có trí thông minh cảm xúc cao hơn lại đo được mức độ căng thẳng lớn hơn trong suốt quá trình diễn ra cuộc trò chuyện. “Đôi khi bạn có thể quá giỏi ở một việc gây rắc rối cho bạn” – giáo sư về hành vi có tổ chức, bà Hillary Angẻ Elfenbein tới từ ĐH Washington cho hay.

Trước đó, một nghiên cứu đăng tải vào năm 2002 trên tạp chí Personality and Individual Differences cho rằng những người có trí thông minh cảm xúc cao có thể đặc biệt nhạy cảm với những cảm giác chán nản và vô vọng. Ngoài ra, một số nghiên cứu, trong đó có một nghiên cứu đăng tải năm 2013 trên PLOS ONE, đã ngụ ý rằng trí thông minh cảm xúc có thể được sử dụng để thao túng người khác vì lợi ích cá nhân.

Cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định chính xác mối quan hệ giữa trí thông minh cảm xúc và sự căng thẳng sẽ chi phối như thế nào ở phụ nữ, và ở những người có độ tuổi khác nhau và trình độ học vấn khác nhau.

Tuy vậy, trí thông minh cảm xúc vẫn là một kỹ năng hữu ích nên có, miễn là bạn học được cách xử lý đúng mực với những cảm xúc của cả bản thân bạn và của người khác – ông Bechtoldt, giáo sư về hành vi có tổ chức, nhận định. Ví dụ như, một số người nhạy cảm có thể tự nhận trách nhiệm cho sự tức giận hay buồn tủi của người khác và điều đó khiến họ căng thẳng. Ông Bechtoldt nói, hãy nhớ rằng “bạn không phải chịu trách nhiệm về cảm xúc của người khác”.

  • Nguyễn Thảo (Theo Salon)