Bất thường đông-cầm máu bao gồm những rối loạn về chảy máu và rối loạn đông máu. Cả hai rối loạn đều gây ra biến chứng và hậu quả nguy hiểm nếu không có hướng điều trị kịp thời.

{keywords}
 

Đối với những người bình thường khi cơ thể bị chảy máu, yếu tố đông máu sẽ làm các tiểu cầu kết dính lại với nhau, tạo thành các cục máu đông giúp cầm máu. Với những người bị rối loạn giảm đông máu, các yếu tố đông máu bị thiếu hoặc hoạt động bất thường, máu sẽ chảy liên tục và khó cầm.

{keywords}
 

Bệnh rối loạn giảm đông máu là căn bệnh hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm vì có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề, thậm chí tử vong. Trong rối loạn đông máu, chứng huyết khối (thrombosis), thường xảy ra ở tĩnh mạch gây suy tĩnh mạch, tắc mạch, kèm theo đau dữ dội, sưng đỏ. Nghiêm trọng hơn là nếu huyết khối xảy ra ở động mạch phổi gây đau ngực, hơi thở ngắn hay càng nguy hiểm hơn khi ở tim và não có thể gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

{keywords}
 

Xét nghiệm đông-cầm máu được thực hiện nhằm mục đích đánh giá tình trạng hệ thống đông cầm máu bình thường hay bất thường, nếu bất thường thì thuộc loại nào, mức độ bất thường… từ đó giúp bác sĩ có được những kết luận chính xác về tình trạng bệnh nhân và có hướng điều trị phù hợp.

Ngày 12/10 tại Hà Nội và 19/10 tại Cần Thơ, công ty TNHH thiết bị Minh Tâm phối hợp với công ty TNHH kỹ thuật Thanh Hà tổ chức chuỗi hội thảo cập nhật rối loạn đông-cầm máu và ứng dụng trong lâm sàng.

Các diễn giả tham gia hội thảo là chuyên gia quốc tế, bác sĩ đầu ngành Viện Huyết học - Truyền máu TƯ và BV Truyền máu huyết học TP.HCM. Hội thảo đã cung cấp những thông tin cập nhật, xét nghiệm mới trong khảo sát đông-cầm máu tới 300 bác sĩ lâm sàng và cận lâm sàng tại các cơ sở y tế.

Thúy Ngà