Sau thương vụ thâu tóm đất vàng nhà máy cao su Sao Vàng, cái tên Hoành Sơn được nhiều người biết tới. Khởi nghiệp từ xay xát, ông chủ Hoành Sơn đã trở thành một doanh nhân với tài sản lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Đại gia Xây xát
Doanh nhân Phạm Hoành Sơn khởi nghiệp kinh doanh khi mua chiếc máy xay xát đầu tiên. Từ đó ông có biệt danh Sơn "Xay xát”. Sau đó, ông thành công từ làm đại lý chính thức của nhà máy hóa chất phân bón, chiếm lĩnh thị trường miền Trung và phát triển sang cả Lào.
Năm 2001 ông cùng mẹ chính thức thành lập công ty và mở rộng kinh doanh sang các lĩnh vực cung ứng thức ăn gia súc, xi măng, sắt thép…
Hiện, ông Sơn được biết đến là một trong những đại gia ở miền Trung. Năm 2014, doanh thu doanh nghiệp đạt trên 2.000 tỷ đồng.
Bầu Thụy sảy chân
Đình đám với thương vụ mua lại khách sạn Kim Liên nhưng ít ai biết rằng, bầu Thụy đã từng có những cú sẩy chân trong công việc kinh doanh. Năm 2011, bầu Thụy mua lại một đội bóng nhưng sau đó đội bóng này càng ngày càng đi xuống và dẫn tới giải thể.
Năm 2012, một vụ làm ăn khác có giá trị hàng trăm tỷ đồng mua lại công ty chứng khoán. Hai năm sau, đại gia này đã phải chuyển nhượng hết cổ phần cho các nhà đầu tư khác.
Hiện nay, bầu Thụy đang làm chủ ThaiGroup, tập đoàn gồm 10 công ty/đơn vị thành viên hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau với tổng số nhân sự lên đến hơn 32.000 người.
Kiếm tiền từ bưởi Diễn trên đất Mường
Ông Nguyễn Viết Chiểu ở Lương Sơn, Hòa Bình là người đầu tiên mang bưởi Diễn về trồng trên đất Mường. Trên đất lạ, cây bưởi Diễn bén duyên, quả sai, trái ngọt. Năm vừa rồi, mấy trăm cây bưởi Diễn cho quả, ông thu được tiền tỷ.
Đối tác Nhật Bản đã về vườn của ông khảo sát chất lượng bưởi và đã thỏa mãn được nhiều điều kiện họ đưa ra. Dự kiến năm nay, ông sẽ đưa một số lô hàng xuất sang Nhật Bản.
Đây là điều ông mong muốn nhất, vì khi trái cây xuất khẩu được, giá trị của nó sẽ cao gấp đôi so với việc bán ở trong nước. Điều ông vui nhất là ông đã vượt qua được chính mình.
Vườn lan rừng quý hiếm nhất Việt Nam
Vườn lan rừng Văn Sỹ của anh Trịnh Văn Sỹ (xã Lộc Thanh, TP.Bảo Lộc, Lâm Đồng) đang trồng hơn 200 giống lan rừng, trong đó chủ yếu là lan rừng đặc hữu quý hiếm trong nước.
Hiện nay, vườn lan của gia đình anh Sỹ trở thành mô hình điểm của TP.Bảo Lộc, chuyên cung cấp cho người đam mê lan rừng khắp cả nước nhiều loại lan quý đặc hữu của vùng cao nguyên Lâm Đồng như: Long tu, kim điệp, giả hạc Di Linh, đại ý thảo trắng... mang về thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi tháng.
Mấy năm qua, thu nhập từ lan rừng dịp tết của gia đình anh vào khoảng 800 triệu đến 1 tỷ đồng.
Sáng chế tiền tỷ của 'kỹ sư Hai lúa'
Ông Nguyễn Hải Châu (Liên Mạc, Từ Liêm. Hà Nội) sáng chế và cải tiến thành công hàng trăm máy cơ khí đa năng, phục vụ đắc lực cho nông nghiệp. Hiện nay, mỗi tháng, cơ sở của anh Châu cung cấp ra thị trường khoảng 1.000 chiếc máy thông qua hơn 40 đại lý trên toàn quốc với giá bán dao động từ 2-15 triệu đồng/chiếc, tùy loại. Số sản phẩm đó đem về cho anh Châu hàng chục tỉ đồng mỗi năm.
Bên cạnh đó, anh Châu còn tham gia nhiều hoạt động trợ giúp người khuyết tật và trực tiếp dạy công nghệ thông tin và mời các bạn về làm việc cùng anh, giao cho phụ trách điều hành trang web của xưởng.
Nghề lạ kiếm tiền triệu
Công việc buôn bán cá ở chợ đầu mối tuy vất vả, lọ mọ đêm hôm nhưng lại giúp cho không ít người dân có thu nhập ổn định lên tới hàng chục triệu đồng mỗi tháng. |
Hà Nội bắt đầu oi bức bởi cái nóng đầu hè. Công việc của thợ sửa máy lạnh vì thế cũng bận rộn hơn. Bù lại, thu nhập của họ cũng khá hơn. Thợ giỏi có thể thu nhập tới 20 triệu đồng/tháng. |
Đó là vườn dưa của chàng trai sinh năm 1993 Nguyễn Mạnh Tùng ở Khâm Thiên (Đống Đa, Hà Nội). Chàng trai sinh năm 1993 có thể thu hoạch tới 2,5 tạ dưa (250 kg) một vụ |
Cá Sam là một loài cá cảnh đang được không ít người săn đón, sẵn sàng chi tiền triệu để sở hữu và thỏa mãn thú vui. Theo anh Lưu Anh Cường, hiện giá cá sam từ trại của anh bán ra thị trường nội địa có thể lên đến 100 triệu đồng/con. |
Bảo Anh(Tổng hợp)