Trước tình hình dịch cúm Covid-19 lây lan với tốc độ chóng mặt trên toàn cầu như hiện nay, tổ chức Y tế thế giới WHO đánh giá Việt Nam là một trong những quốc gia đã kiểm soát tình hình dịch bệnh hiệu quả. Việt Nam đang đón những tín hiệu cho thấy tình hình phục hồi thị trường đang trở nên rất khả thi, đặc biệt sau khi chính phủ đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người dân.
Theo nhận định, nền kinh tế Việt Nam được ví như “chiếc lò xo bị nén” sau một thời gian bị gián đoạn, sẽ phát triển trở lại mạnh mẽ. Ngay cả tổ chức tiền tệ quốc tế IMF đưa ra dự báo tại Đông Nam Á, kinh tế Việt Nam, Philippines và Indonesia sẽ tiếp tục tăng trưởng dương trong năm 2020 với tốc độ tăng trưởng lần lượt là 2,7%, 0,6% và 0,5%.
Một trong những nghành kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề trong đại dịch là bất động sản. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản Việt Nam lại nhận định không phải phân khúc nào của thị trường bất động sản cũng sụt giảm. Sức mua BĐS có thể sẽ cải thiện khi dịch bệnh được ngăn chặn và làn sóng đầu tư mạnh mẽ sẽ quay lại thị trường.
Sự hội nhập sâu rộng với thị trường thế giới thông qua các hiệp định thương mại tự do, hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương và cộng đồng kinh tế ASEAN đã đưa Việt Nam trở thành điểm đầu tư tiềm năng của dòng vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh những tác động tích cực của Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản, thị trường bất động sản vẫn phát ra những tín hiệu tích cực, kể cả ở phân khúc nhà ở cao cấp và hạng sang.
Sự lan toả của bất động sản cao cấp không chỉ bó hẹp ở Hà Nội hay TP.HCM mà đang mở rộng ra những địa phương khác. Đặc biệt, do hệ thống hạ tầng cơ sở được xây mới và ngày càng hoàn thiện, thị trường bất động sản ở những thành phố lớn như Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc được nhiều người quan tâm.
Ở phía Bắc, Hải Phòng cũng đang là thị trường gây được sự chú ý. Thu nhập bình quân đầu người ở mức cao, hiện đạt 4.278USD, gấp 1,77 lần bình quân cả nước; hạ tầng giao thông ngày càng được cải thiện và đồng bộ; tiềm năng du lịch biển và tiềm năng kinh tế cảng biển… là những nguyên nhân khiến Hải Phòng thu hút được các nhà đầu tư lớn.
Hải Phòng - Thành phố đi đầu trong nền kinh tế Việt Nam |
Theo báo cáo của cục thống kê Hải Phòng, tính đến 15/1/2020, Hải Phòng có 704 dự án đầu tư, tổng vốn lên đến 17.811,31 triệu USD. Trong đó, vốn do nước ngoài đầu tư là 6.081,59 triệu USD khiến diện mạo của thành phố Hoa phượng đỏ đang “thay da đổi thịt” mỗi ngày.
Hải Phòng hiện nay được định hướng trở thành “điểm nóng” tăng trưởng kinh tế của khu vực phía Bắc, cũng như trung tâm du lịch chất lượng cao của khu vực trong 5 năm tới nên đòi hỏi phải sự phát triển đồng bộ về cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng đô thị. Trong đó, tỉnh đang trải thảm đỏ thu hút các nhà đầu tư lớn nhằm xây dựng những khu đô thị, tổ hợp bất động sản quy mô, hiện đại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân địa phương và du khách.
Có hiện trạng rằng nhà đầu tư Hải Phòng đang đầu tư ngoài địa phương rất nhiều, trong đó, những địa bàn được người Hải Phòng lựa chọn đều là những thành phố có tiềm năng phát triển du lịch như TP.HCM, Hà Nội, Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc. Người dân Hải Phòng phải chăng đang quên mất tiềm năng nội lực mạnh mẽ hay chưa có dự án đủ tầm thu hút sự chú ý của họ tại quê hương?
Song hành cùng với sự phát triển kinh tế như vũ bão, gu thưởng thức giới thượng lưu Hải Phòng đã nâng lên một tầm cao mới, tiêu chuẩn về cuộc sống đầy đủ và tiện nghi ngày càng được nâng lên, hướng tới đẳng cấp “ăn sang, mặc đẹp”. Chính vì vậy, nhu cầu về một nơi sống “sang”, nơi mọi dịch vụ, tiện ích đều cao cấp và sẵn có thực sự cần thiết.
Mặc dù so với khu vực lân cận có tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng vẫn còn thiếu những dự án bất động sản được quy hoạch bài bản, quy mô, đẳng cấp, tiện nghi, nhất là các dự án cao tầng. Ngay lúc này, thị trường bất động sản Hải Phòng đang thực sự thiếu những dự án đẳng cấp, hướng tới chuẩn quốc tế của tầng lớp thượng lưu thế giới.
Doãn Phong