Ủy viên Hội đồng Trẻ em của Anh Anne Longfield sẽ là người đại diện và hỗ trợ các vấn đề về pháp lý cho cô bé giấu tên này. Longfield nói rằng việc yêu cầu tòa án cung cấp cho cô ấy quyền ẩn danh là cực kỳ quan trọng vì cô ấy có thể phải đối mặt với các hành vi bắt nạt trực tuyến từ những đứa trẻ hoặc người dùng ứng dụng TikTok khác, cũng như những phản ứng tiêu cực từ những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội” nếu danh tính của cô ấy được công khai.
Thẩm phán Mark Warby cho biết đứa trẻ đã tới tòa án và khẳng định dù đúng hay sai thì quyền riêng tư của cô ấy và của những người khác đều đã bị xâm phạm và cần được giải quyết.
Điều khiến vụ kiện này trở nên đặc biệt thú vị là theo các điều khoản và điều kiện của TikTok, 13 là độ tuổi tối thiểu được phép sử dụng ứng dụng. Tuy nhiên, có một phiên bản TikTok khác cho phép những người dưới 13 tuổi có thể tạo các video nhưng không đăng tải và họ chỉ có thể xem những video phù hợp với trẻ em. Vì vậy, cô gái không đủ điều kiện để sử dụng ứng dụng mà không được giám sát.
Tiktok thường bị các cơ quan giám sát của Châu Âu theo dõi chặt chẽ, đặc biệt là về khía cạnh thu thập dữ liệu riêng tư của trẻ em sử dụng ứng dụng.
Trong một tuyên bố, TikTok cho biết “Quyền riêng tư và an toàn là ưu tiên hàng đầu của TikTok và chúng tôi có các chính sách, quy trình và công nghệ mạnh mẽ để bảo vệ tất cả người dùng nói chung và người dùng trẻ tuổi của chúng tôi nói riêng”. Tuy nhiên, TikTok trước đó cũng gặp các rắc rối về quyền riêng tư, dữ liệu cá nhân của người dùng tại Mỹ.
Bất chấp những khó khăn đó, ứng dụng này vẫn là một trong những ứng dụng phổ biến nhất. Tính đến cuối năm 2020, Tiktok đã có hơn hai triệu lượt tải xuống trên App Store và Google Play Store với hơn 800 triệu người dùng đang hoạt động.
(Theo nghenhinvietnam, Gizmochina)
Hành vi gây tranh cãi của TikTok
Theo tin từ Business Insider, TikTok đã âm thầm chuyển dữ liệu cá nhân của ứng viên tìm việc từ website tuyển dụng về Trung Quốc.