Dương Hoa, 22 tuổi, đến từ Trung Quốc, chết lặng trong phòng khám phụ khoa sau khi nhận được kết quả siêu âm cho thấy cô bẩm sinh không có tử cung. Điều này đồng nghĩa với việc trong tương lai Dương Hoa không có khả năng làm mẹ. Khi nghe tin, cô gái trẻ hoàn toàn tuyệt vọng và suy sụp.
Lúc này, các bác sĩ đã đem đến cho Dương Hoa và gia đình một tia hi vọng, đó là cô có thể mang thai và sinh con bằng phương pháp cấy ghép tử cung. Các bác sĩ cho biết, trên thế giới hiện nay có rất ít ca cấy tử cung vì tỷ lệ thành công thấp, tử cung sau khi được cấy ghép có sự đào thải rất mạnh. Hơn nữa, tử cung nằm trong khoang chậu của con người với nhiều mạch máu nhỏ, mảnh, việc thực hiện phẫu thuật cấy ghép cần vô cùng tỉ mỉ và khó khăn. Tính đến thời điểm hiện tại, trường hợp cấy ghép thành công trên thế giới hiện chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Nhóm bác sĩ thảo luận về trường hợp của Dương Hoa.
Tuy nhiên, dù cấy ghép tử cung chỉ là một tia hi vọng nhỏ nhoi, Dương Hoa và gia đình vẫn quyết định theo đuổi đến cùng. Người tình nguyện hiến tử cung không ai khác là mẹ ruột Dương Hoa, bà sẵn sàng làm mọi điều để giành lấy cơ hội được làm mẹ cho cô con gái 22 tuổi.
Trước khi ca phẫu thuật cấy ghép tử cung diễn ra, các bác sĩ đã tiến hành lấy trứng của Dương Hoa kết hợp tinh trùng của chồng cô để tạo phôi và thực hiện bảo quản đông lạnh nhằm mục đích phục vụ hoạt động sinh sản sau này.
Dương Hoa đã mang thai nhờ tử cung từ mẹ ruột.
Vào ngày 20 tháng 11 năm 2015, cùng với sự hỗ trợ của 38 chuyên gia khoa phụ sản, cuộc phẫu thuật ghép tử cung dài 14 tiếng đã thành công. Trong quá trình phẫu thuật các bác sĩ đã sử dụng robot phẫu thuật và phương pháp phẫu thuật vi phẫu anastomosis mạch máu được thực hiện dưới kính hiển vi nhằm giảm thiểu rủi ro cho Dương Hoa và mẹ.
Sau ca phẫu thuật, dưới sự chăm sóc cẩn thận và giám sát chặt chẽ của nhân viên y tế, các dấu hiệu sinh học của Dương Hoa đã ổn định, các chỉ số bình thường và tử cung mới được cấy ghép “sống sót” tốt. Vào ngày 13 tháng 6 năm 2018, khi sức khỏe đạt yêu cầu, Dương Hoa được cấy ghép vào tử cung phôi thai được đông lạnh trước đó. Hai tuần sau, cô được thông báo mang thai thành công.
Dù trải qua quá trình nôn nghén và mang thai vất vả nhưng Dương Hoa đã thật sự được làm mẹ
Sau 33 tuần mang thai, Dương Hoa hạ sinh bé trai nặng 2kg bằng phương pháp mổ đẻ. Ca phẫu kéo dài 1 tiếng 6 phút, mẹ tròn con vuông. Tuy nhiên, sau khi sinh nở thành công, Dương Hoa chưa có ý định cắt bỏ tử cung ngay lập tức vì cô và chồng muốn có thêm một em bé nữa.
Trường hợp của Dương Hoa đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong ngành y khoa Trung Quốc. Nhiều phụ nữ có thể nuôi hy vọng làm mẹ khi gặp phải dị tật hoặc tai nạn đáng tiếc với tử cung bằng phương pháp cấy ghép này.
An An (Dịch theo Baidu)
Cận cảnh em bé đầu tiên ra đời từ tử cung người đã chết
Các bác sĩ Brazil đã "trình làng" những hình ảnh về bé gái đầu tiên trên thế giới ra đời khỏe mạnh từ chiếc tử cung hiến tặng của một "người mẹ ma", đã mất từ trước khi bé thành hình.