Ngôi trường tư thục của Anh – nơi mà hoàng tử William và Harry đã từng theo học – vừa mở một cơ sở mới ở thành phố New York.

Trường Wetherby-Pembridge hiện đang tuyển học sinh ở các lớp nhà trẻ và mầm non.

Chúng tôi tới thăm ngôi trường có học phí 45.500 USD/ năm này vào một buổi chiều tháng Mười. 

Dưới đây là những hình ảnh và thông tin trong chuyến thăm một trong những trường mầm non tư thục mới nhất của Manhanttan có gắn bó mật thiết với gia đình hoàng gia.

{keywords}

Tới thăm Wetherby-Pembridge vào một ngày ấm áp, chúng tôi gặp bà Kate Bailey (trái) – hiệu trưởng của trường. Bà đã đưa chúng tôi đi tham quan một vòng.

{keywords}

Ngay lập tức, chúng tôi nhận ra bộ đồng phục truyền thống dành cho học sinh. Các bé gái mặc váy kẻ sọc xám, còn các cậu bé mặc áo khoác màu xám. Bên trong áo khoác là chiếc áo polo và có thắt nơ cổ với học sinh mẫu giáo.

Phía sau cánh cổng là một tiền sảnh dẫn vào cánh cổng thực sự của trường. Một khoảng sân yên bình bên trong hoàn toàn tách biệt với sự ồn ào của con đường phía ngoài.

{keywords}

Tòa nhà này vốn là một ngôi biệt thự được xây dựng vào năm 1913 bởi kiến trúc sư người Mỹ có nhiều ảnh hưởng – Ogden Codman.

{keywords}

Codman “muốn biến con phố số 96 giữa đại lộ Fifth và Madison thành một dãy nhà thanh lịch mang phong cách của Paris” và căn nhà riêng của ông cũng không ngoại lệ. Ông đã thiết kế tòa nhà theo phong cách "Beaux-Arts", được truyền cảm hứng bởi quãng thời thơ ấu sinh sống ở Paris của ông – hiệu trưởng Bailey cho biết.

Trường mở cửa lúc 8 giờ 30 phút mỗi sáng.

{keywords}

Bảo vệ của trường – ông Warner chào đón chúng tôi và đưa cho chúng tôi chiếc huy hiệu an ninh.

{keywords}

Tầng đầu tiên của trường là các lớp nhà trẻ và tiền mầm non (prekindergarten). Khi tới bậc mầm non (kindergarten), trẻ sẽ được chia lớp theo giới tính với chương trình giảng dạy chính.

{keywords}

Chúng tôi vào một lớp tiền mầm non – nơi bọn trẻ đang chơi với những chiếc chuông theo tiếng đếm của giáo viên âm nhạc.

{keywords}

Wetherby-Pembridge dạy theo chương trình của Anh. 

{keywords}

“Trẻ được tiếp xúc với chữ cái, ngữ âm và chữ số sớm hơn các trường của Mỹ một chút” – bà Bailey nói.

Ngoài chương trình chính, tất cả trẻ trong trường còn có các lớp học âm nhạc và tiếng Tây Ban Nha.

Trường rất tập trung vào việc truyền tải các truyền thống và cách cư xử theo phong cách Anh.

{keywords}

“Có 3 giá trị được nhà trường nhấn mạnh, đó là: sự tôn trọng, khả năng phục hồi và tinh thần trách nhiệm”.

Tuy vậy, cách cư xử có thể là khía cạnh độc nhất của văn hóa Wetherby-Pembridge. Trường dạy bọn trẻ sử dụng thường xuyên những từ như “please” (làm ơn), “thank you” (cảm ơn) và”good morning” (chào buổi sáng).

Khi chúng tôi bước lên tầng trên, bà Bailey giải thích lý do tại sao trường lại chia trẻ mầm non theo giới tính từ rất sớm như vậy.

{keywords}

Wetherby-Pembridge tin rằng bọn trẻ sẽ học được tốt nhất trong những lớp học phân chia giới tính và bà hiệu trưởng đã đưa ra những kết quả thu nhận được từ các trường ở Anh để củng cố lập luận này.

Đây là ngôi trường duy nhất chia lớp theo giới tính ở Manhattan theo những gì bà Bailey biết.

Những đứa trẻ hiếu động chạy lên cầu thang và chạy dọc hành lang. 

{keywords}

Bọn trẻ được xả hết năng lượng của mình trong những chuyến thăm công viên trung tâm ở ngay bên kia đường, được tổ chức hằng tuần. Trẻ cũng được học bơi và học thể dục ở một địa điểm khác trên phố 92.

Mặc dù trường có nguồn gốc từ Anh, song phần lớn các gia đình có con học ở Wetherby-Pembridge đều là người Mỹ. Chỉ một số gia đình gốc Anh ở đây, còn phần lớn là người New York.

{keywords}

Tuy nhiên, các giáo viên dạy chính đều được đào tạo từ Anh.

{keywords}

Phòng ăn chính chưa hoàn thành, nên bọn trẻ vẫn đang ăn trong một phòng tạm. Khi phòng ăn chính hoàn thành, trẻ sẽ được ăn bằng đồ sứ và bạc thật “để cảm nhận được đúng sự thanh lịch”.

{keywords}

Trẻ sẽ ăn theo “mô hình gia đình” và sẽ được học những phép tắc, lễ nghi trên bàn ăn ngay từ lúc này. Đồ ăn sẽ được dọn ra từng món một, và bọn trẻ biết rằng món đầu tiên phải được ăn hết trước khi chuyển sang món tiếp theo.

Chúng “đáp ứng rất tốt với điều đó” – bà hiệu trưởng nói. Bà cũng lưu ý rằng điều này giúp trẻ phát triển khẩu vị của mình.

Tiếp theo, chúng tôi vào thư viện của trường.

{keywords}

Bà Bailey giải thích rằng, quá trình nộp đơn vào Wetherby-Pembridge “lấy trẻ làm trung tâm”.

{keywords}

Trẻ được đưa vào để chơi trước khi nhà trường gặp gỡ phụ huynh, và quyết định cuối cùng dựa vào từng đứa trẻ.

Có khoảng 15 trẻ trong mỗi lớp nhà trẻ và tiền mầm non, khoảng 20 bé gái hoặc bé trai ở mỗi lớp mầm non. Trường dự kiến sẽ duy trì quy mô lớp học như vậy trong tương lai, vì thế những suất trống của trường sẽ được xác định vào mỗi năm học tùy theo số lượng trẻ tiếp tục ở lại trường.

Điểm dừng cuối cùng của chúng tôi với bà Bailey là văn phòng của bà – nơi bà đã giải thích tại sao ngôi trường này là sản phẩm của sự kết hợp giữa văn hóa Mỹ, văn hóa Anh và là sản phẩm của học tập dựa trên thực tiễn.

{keywords}

Ví dụ như, việc học tiếng Anh có thể khiến nhiều người Mỹ nhớ tới “Harry Potter”. Học sinh ở đây khi vào trường sẽ được phân vào một trong 3 “nhà” có tên là: Braeburn, McIntosh, và Russet.

Trẻ phát triển niềm tự hào riêng của mình ở trong mỗi “nhà”, cũng như cạnh tranh với học sinh ở những “nhà” khác về điểm số cũng như các giải thưởng.

“Nó thực sự là cuộc hôn nhân tốt nhất giữa văn hóa Anh và văn hóa Mỹ” – bà Bailey nói.

  • Nguyễn Thảo (Theo Business Insider)