Bệnh nhân cho biết từ năm 2014, chị bị nổi các vết sậm màu ở mặt. Tóc cũng rụng dần. Chị tìm mọi cách chữa trị như bôi thuốc (không rõ tên), điều trị laser, uống thuốc bắc. Tình trạng sạm da có cải thiện nhưng nhanh chóng lặp lại.

Đến năm 2017, tóc vẫn rụng và các vết sạm ngày càng nặng hơn nên chị đến Bệnh viện Da liễu TP.HCM để điều trị.

{keywords}

Bệnh nhân rụng tóc nửa đầu và có nhiều vết sắc tố trên mặt, cổ

Thạc sĩ, bác sĩ Trần Nguyên Ánh Tú, Phó trưởng Khoa thẩm mỹ da, Bệnh viện Da liễu TP.HCM cho biết, bệnh nhân bị rụng tóc một nửa da đầu phía trước, lông mày rụng, đường chân tóc bị lùi về phía đỉnh đầu.

Nhiều dát tăng giảm sắc tố rải rác vùng mặt, cổ, da đầu… Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân mang 2 bệnh lý vừa bị rụng tóc xơ hóa vùng trán, vừa bị phẳng sắc tố.

Theo bác sĩ Ánh Tú, trường hợp cùng bị 2 bệnh lý này khá hiếm gặp, thường ở độ tuổi 25-56 tuổi, hay xuất hiện ở những người có da sậm màu. Đa số phần sạm da xuất hiện trước khoảng 14 tháng, sau đó tới rụng tóc, trung bình 1 năm tiến triển 0,6-1,1 cm.

Nguyên nhân bệnh hiện nay vẫn chưa rõ nhưng có liên quan đến ánh nắng mặt trời, viêm da tiếp xúc… Việc điều trị vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là phục hồi lại phần tóc đã rụng.

Linh Khuê

Bé gái tắc ruột vì hội chứng ăn tóc

Bé gái tắc ruột vì hội chứng ăn tóc

Khi phẫu thuật, các bác sĩ phát hiện có một búi tóc rất to ở đoạn ruột non làm tắc nghẽn đường ruột bé gái 8 tuổi.