- Không ít người cho rằng lao chỉ xảy ra ở vùng phổi nhưng thực ra lao ngoài phổi có thể gây bệnh lao cho nhiều cơ quan khác trong cơ thể trong đó có bộ phận sinh dục. Vi khuẩn lao có thể gây tổn thương một phần hoặc toàn bộ bộ phận sinh dục được gọi là lao sinh dục. Bệnh lao sinh dục có nguy cơ dẫn đến vô sinh cho cả nam và nữ.

Lao sinh dục thuộc thể lao ngoài phổi do vi khuẩn lao di chuyển và làm tổn thương bộ phận sinh dục theo đường máu, bạch huyết... Thể lao di chuyển làm tổn thương vỏ thận gây ra tình trạng tắc đường lưu thông giữa bể thận và niệu quản làm cho chất thại quay ngược lại thận và hủy hoại thận. Loại này thường di chuyển theo đường nước tiểu xuống bộ phận tiết niệu gây tắc ống tiết niệu, di chuyển xuống bàng quang gây ổ loét và sau đó đến bộ phận tiền liệt tuyến, tinh hoàn gây tắc ống dẫn tinh và hình thành bệnh viêm mào tinh hoàn ở nam giới. 

{keywords}


Các thể lao sinh dục

Lao dương vật do vi khuẩn xâm nhập làm tổn thương dương vật. Nguyên nhân là do dương vật không được vệ sinh sạch sẽ dẫn đến nhiễm trùng và gây ra vết thương hở giúp cho vi khuẩn lao dễ dàng xâm nhập và lây nhiễm gây ra bệnh lao sơ nhiễm ở dương vật.

Lao dương vật có biểu hiện là vi khuẩn lao sẽ tạo một ổ loét tại miệng vết thương, làm hạch bẹn sưng to và gây tổn thương đến “cậu nhỏ”.

Lao tinh hoàn là tình trạng vi khuẩn lao xuống túi tinh, khiến tinh hoàn sưng to, đau nhẹ hoặc không cảm thấy đau. Triệu chứng này giống bệnh viêm tinh hoàn, ung thư tinh hoàn nên bệnh nhân cần khám để xác định chính xác, tránh tình trạng điều trị nhầm.

Lao ống dẫn tinh, mào tinh khi vi khuẩn lao xuất hiện gây ra vết mụn, loét. Những vết loét này khi bị vôi hóa sẽ hình thành sẹo chặn đường ống dẫn tinh và phần mào tinh. Điều này khiến nam giới có cảm giác đau khi xuất tinh. Nếu tổn thương nặng có thể thấy máu trong tinh dịch. Phần mào tinh sưng to và đau nhức.

Lao màng tinh hoàn là thể lao gây tổn thương làm tràn dịch màng tinh hoàn. Khi mắc bệnh, tinh hoàn sưng to, căng, nặng và nếu dịch quá nhiều khi sờ vào có thể không thấy mào tinh. Vi khuẩn lao tác động làm tràn dịch ở phần bìu. Khi tiến hành chụp X-quang hay rọi đèn pin vào vị trí này mới thấy bóng tinh hoàn xuất hiện. 

Biến chứng của lao sinh dục

Bệnh lao bộ phận sinh dục có thể gây tổn thương sinh dục, giảm chất lượng tinh trùng dẫn đến tình trạng vô sinh ở nam giới.

Lao sinh dục là thể lao thứ phát nên cần phát hiện sớm để tránh tình trạng lây lan sang các bộ phận khác gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân.

Người bệnh cần tiến hành xét nghiệm để tìm vi khuẩn lao trong tinh dịch, chụp X-quang, siêu âm... để xác định các triệu chứng có phải do lao gây ra hay không. Tránh tình trạng nhầm lẫn bệnh lý như ung thư, viêm sau đó mới có phác đồ điều trị phù hợp.

Lao sinh dục có thể điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật để loại bỏ một phần bộ phận sinh dục do vi khuẩn lao làm tổn thương.

Điểm mấu chốt trong việc điều trị bệnh lao sinh dục là phải được phát hiện sớm, chuẩn đoán đúng nguyên nhân gây bệnh để tránh tình trạng điều trị không đúng bệnh và phẫu thuật cắt bỏ nhầm lẫn đáng tiếc.

Nguyễn Quốc Khánh