Các đặc điểm về gen và giáo dục thường được cho là tác động nhiều nhất đến trí thông minh, nhưng một nghiên cứu mới phát hiện bệnh tật có ảnh hưởng tới chỉ số thông minh (IQ) nhiều hơn cả 2 yếu tố trên.
TIN LIÊN QUAN
Theo tờ Daily Mail, các nhà khoa học thuộc trường Đại học New Mexico đã phân tích IQ trên khắp nước Mỹ và đưa ra kết luận rằng, việc mắc các bệnh truyền nhiễm có tác động lớn đến sức mạnh của bộ não. Nguyên nhân của điều này là do con người, đặc biệt là trẻ em, dành rất nhiều năng lượng để duy trì hoạt động của bộ não. Nếu mắc bệnh làm phân tán số năng lượng này, trí thông minh chắc chắn bị ảnh hưởng tiêu cực.
Trong bài viết đăng tải trên tạp chí khoa học Mỹ, nhà nghiên cứu Christopher Eppig cho hay: "Bệnh truyền nhiễm là yếu tố có thể tước đoạt một lượng lớn năng lượng từ một bộ não đang phát triển. Bằng chứng cho thấy, bệnh truyền nhiễm là một nguyên nhân chính gây ra sự khác biệt IQ của con người trên toàn cầu".
Nhóm nghiên cứu của ông Eppig đã tiến hành kiểm tra nhiều giả thuyết khác nhau về các yếu tố tác động đến chỉ số IQ, bao gồm cả nền tảng giáo dục, sự giàu có và ý tưởng rằng con người càng sống xa tiểu vùng sa mạc Sahara, càng thông minh. Sau khi tiến hành nghiên cứu chỉ số IQ trên khắp nước Mỹ, ông Eppig và các cộng sự đã bác bỏ tất cả các giả thuyết trên.
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, các bang thuộc Mỹ có 5 chỉ số IQ trung bình thấp nhất đồng thời có tỉ lệ mắc bệnh truyền nhiễm cao hơn các bang sở hữu 5 chỉ số IQ trung bình cao nhất. Mối quan hệ này cũng rất rõ đối với tất cả các bang còn lại.
Ông Eppig nhấn mạnh: "Nếu yếu tố chủ chốt là gen như một số người đề xuất thì IQ rất khó thay đổi". Ông và các cộng sự bày tỏ hy vọng, kết quả nghiên cứu của họ sẽ cho phép những người muốn tăng chỉ số IQ có thể làm gì đó hiệu quả hơn nữa.
Thanh Bình
TIN LIÊN QUAN
Ăn nhiều đồ ăn nhanh, chỉ số IQ trẻ em thấp
Bà bầu ăn kiêng làm giảm IQ của con
Nhai kỹ để bớt bệnh tật
Suy nghĩ tích cực sẽ ít bệnh tật hơn
Bà bầu ăn kiêng làm giảm IQ của con
Nhai kỹ để bớt bệnh tật
Suy nghĩ tích cực sẽ ít bệnh tật hơn
Con người, đặc biệt là trẻ em, dành rất nhiều năng lượng để duy trì hoạt động của bộ não. Ảnh: Alamy |
Theo tờ Daily Mail, các nhà khoa học thuộc trường Đại học New Mexico đã phân tích IQ trên khắp nước Mỹ và đưa ra kết luận rằng, việc mắc các bệnh truyền nhiễm có tác động lớn đến sức mạnh của bộ não. Nguyên nhân của điều này là do con người, đặc biệt là trẻ em, dành rất nhiều năng lượng để duy trì hoạt động của bộ não. Nếu mắc bệnh làm phân tán số năng lượng này, trí thông minh chắc chắn bị ảnh hưởng tiêu cực.
Trong bài viết đăng tải trên tạp chí khoa học Mỹ, nhà nghiên cứu Christopher Eppig cho hay: "Bệnh truyền nhiễm là yếu tố có thể tước đoạt một lượng lớn năng lượng từ một bộ não đang phát triển. Bằng chứng cho thấy, bệnh truyền nhiễm là một nguyên nhân chính gây ra sự khác biệt IQ của con người trên toàn cầu".
Nhóm nghiên cứu của ông Eppig đã tiến hành kiểm tra nhiều giả thuyết khác nhau về các yếu tố tác động đến chỉ số IQ, bao gồm cả nền tảng giáo dục, sự giàu có và ý tưởng rằng con người càng sống xa tiểu vùng sa mạc Sahara, càng thông minh. Sau khi tiến hành nghiên cứu chỉ số IQ trên khắp nước Mỹ, ông Eppig và các cộng sự đã bác bỏ tất cả các giả thuyết trên.
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, các bang thuộc Mỹ có 5 chỉ số IQ trung bình thấp nhất đồng thời có tỉ lệ mắc bệnh truyền nhiễm cao hơn các bang sở hữu 5 chỉ số IQ trung bình cao nhất. Mối quan hệ này cũng rất rõ đối với tất cả các bang còn lại.
Ông Eppig nhấn mạnh: "Nếu yếu tố chủ chốt là gen như một số người đề xuất thì IQ rất khó thay đổi". Ông và các cộng sự bày tỏ hy vọng, kết quả nghiên cứu của họ sẽ cho phép những người muốn tăng chỉ số IQ có thể làm gì đó hiệu quả hơn nữa.
Thanh Bình