- Ung thư xương lại là căn bệnh nguy hiểm nhất trong số các bệnh liên quan đến xương khớp. Vậy bệnh ung thư xương có chữa được không và chữa bằng phương pháp nào?


Tổng quan về bệnh ung thư xương 

Ung thư xương là bệnh lý bắt đầu từ xương, và thường gặp ở các xương dài như cánh tay, chân do sự phát triển không bình thường của những tế bào trong xương. Triệu chứng mà các bệnh nhân ung thư xương hay gặp bao gồm đau xương, xương bị suy yếu rất dễ gãy, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, giảm cân nhanh mà không rõ lí do, sưng đau ở vị trí có khối u phát triển,...

Bệnh ung thư xương được phân chia thành các loại riêng phụ thuộc vào loại tế bào ung thư xương bắt đầu: 

- U xương ác tính: Bắt đầu từ tế bào xương, thường gặp ở trẻ em hoặc người trẻ tuổi.

- Chondrosarcoma: Bắt đầu trong tế bào sụn ở phần đầu của xương, gặp phổ biến nhất ở người lớn tuổi.

- Ewing’s sarcoma: Chưa được xác định rõ ràng, có thể khởi phát từ các mô thần kinh trong xương và thường biểu hiện bệnh ở trẻ em, người trẻ tuổi.

ung thu xuong


Một số yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư xương gồm: hội chứng di truyền (hội chứng Li - Fraumeni, Rothmund - Thomson...), bệnh Paget xương hoặc những người xạ trị ung thư trong thời gian dài cũng có nguy cơ mắc ung thư xương cao hơn người bình thường.

Ung thư xương được chia thành 4 giai đoạn theo sự phát triển và di căn của khối u. Bệnh có chữa được hay không phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn phát hiện bệnh. Theo đó, ở giai đoạn I và II được coi là giai đoạn đầu, khối u chỉ phát triển giới hạn trong xương mà chưa lan ra khu vực xung quanh, tiên lượng tốt, nếu phát hiện và điều trị kịp thời thì khả năng kéo dài sự sống là rất cao. 

Ở giai đoạn III và IV khối u đã phát triển ra nhiều vị trí trên xương và có thể di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể như đại trạng, gan, phổi... tiên lượng sống rất xấu.

Bệnh ung thư xương có chữa được không?

Tương tự như các bệnh ung thư khác, ung thư xương có thể chữa được nếu phát hiện ở giai đoạn sớm và có liệu trình điều trị thích hợp. Hiện nay, có 3 phương pháp điều trị ung thư xương được sử dụng phổ biến, bao gồm:

- Phương pháp phẫu thuật: Điều trị ung thư xương bằng cách cắt bỏ khối u, phần xương lành và mô lành xung quanh khối u đó. Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể sử dụng miếng kim loại đặc biệt để thay thế phần xương đã bị mất. Đối với khối u lớn các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh phẫu thuật đoạn chi, cắt bỏ toàn bộ chi có khối u để ngăn chăn nguy cơ ung thư di căn hoặc tái phát.

- Phương pháp hóa trị: Có thể kết hợp với phương pháp phẫu thuật để đạt hiệu quả điều trị cao. Sử dụng hóa trị trước phẫu thuật giúp thu nhỏ kích thước khối u hoặc hỗ trợ tiêu diệt tế bào ung thư sót lại sau khi phẫu thuật. Trong một số trường hợp, có thể áp dụng xạ trị thay phẫu thuật để phá hủy khối u và tế bào ung thư.

- Những bệnh nhân ung thư xương có tiên lượng xấu có thể điều trị kết hợp hóa trị, xạ trị và phẫu thuật để nâng cao chất lượng sống, giúp bệnh nhân giảm nhẹ những cơn đau đớn cuối đời.

Thành Luân(tổng hợp)

Cô gái 17 tuổi bị ung thư gan giai đoạn cuối, nguyên nhân từ thói quen của hầu hết chị em

Cô gái 17 tuổi bị ung thư gan giai đoạn cuối, nguyên nhân từ thói quen của hầu hết chị em

Ung thư gan giai đoạn cuối khiến cô gái trẻ 17 tuổi mất hết tương lai. Nguyên nhân gây ra chính là do sở thích trang điểm liên tục khi còn nhỏ.

Điều trị ung thư bằng trí tuệ nhân tạo: Cứ tin theo là chết

Điều trị ung thư bằng trí tuệ nhân tạo: Cứ tin theo là chết

Phó giám đốc BV K khẳng định, điều trị ung thư mang tính cá thể, nếu cứ nhất nghe theo trí tuệ nhân tạo là chết.

Điều trị ung thư thực quản

Điều trị ung thư thực quản

Ung thư thực quản là căn bệnh nguy hiểm, tiên lượng điều trị khó, vì thế khi phát hiện cần điều trị tích cực ngay, kết hợp các biện pháp phẫu thuật sớm, hóa trị, xạ trị, nâng đỡ cơ thể.