Một bức ảnh do kính viễn vọng của phòng thí nghiệm La Silla chụp được đã khiến các nhà thiên văn sửng sốt.
Rất may mắn chụp được một vùng sao mới hình thành có tên mã NGC 3324, họ cũng vô tình nhìn thấy một khuôn mặt khổng lồ, được tạo nên từ các đám mây bụi và khí gas nhiều màu bao quanh tân tinh.
Bức ảnh chụp vùng tinh vân NGC 3324 đã vô tình cho thấy một khuôn mặt khổng lồ nhìn nghiêng |
Còn theo LiveScience, NGC 3324 là một vùng chi chit các tân tinh trẻ, cực nóng, với bức xạ cực tím đủ mạnh để khiến các đám mây khí gas liên tục phát sáng. Gió thiên hà và bức xạ cũng tạo ra một lỗ hổng sâu ở khu vực khí gas và bụi bao quanh. Phần rìa của bức tường gas/bụi ở bên tay phải của bức ảnh có đường nét rất giống với một khuôn mặt người, với phần gồ lên ở giữa trông như chiếc mũi khổng lồ.
Các nhà thiên văn học thường đặt nickname (biệt danh) cho các tinh vân dựa trên hình dáng và mức độ tương đồng với Trái đất của chúng. Đôi khi NGC 3324 được gọi là Tinh vân Gabriela Mistral, theo tên một nhà thơ từng được giải Nobel người Chile.
Vùng tinh vân NGC 3324 nằm cách Trái đất xấp xỉ 7500 năm ánh sáng, tọa lạc tại phía Nam chùm sao Carina. Vài triệu năm trước, NGC 3324 trải qua một đợt khai sinh sao mới ồ ạt. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy những ngôi sao mới, khổng lồ này trong bức ảnh của La Silla.
Bức xạ cực tím cũng tạo ra tông màu tuyệt đẹp cho bức hình. Tông màu hồng và đỏ có được là do các electron của nguyên tử hydrogen, trong khi tông vàng xanh là do khí oxy ion hóa kép tạo ra.
Y Lam
Phát hiện cụm thiên hà xa chưa từng thấy
Các nhà thiên văn đã phát hiện một chùm thiên hà khi đang trong giai đoạn
phát triển trứng nước. Đây chính là nhóm thiên hà cách xa Thái dương hệ
nhất từng được quan sát.
Thử nghiệm 'khiên chắn' thiên thạch cho Trái đất
Các nhà khoa học đang cố gắng tìm cách bảo vệ Trái đất mong manh khỏi những thiên thạch khổng lồ lang thang trong dải Ngân hà.
Tìm thấy 11 Thái dương hệ mới
Kính viễn vọng không gian Kepler của NASA vừa phát hiện được 11 thái
dương hệ mới trong vũ trụ, quy tụ tới 26 hành tinh bên trong.
|