Thay vì ghi lý do thôi việc là chấm dứt hợp đồng, công ty lại ghi do có hành vi trộm cắp nên bị người lao động khởi kiện.

Bầu Hiển thắng kiện công ty cũ của Shark Vương, cổ phiếu SHB 'bứt tốc'

Cho mượn 300 đồng, kiện đòi 150 triệu đồng

Mới đây, TAND huyện Hóc Môn, TP.HCM đã xét xử sơ thẩm vụ án dân sự về tranh chấp yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do danh dự, uy tín, nhân phẩm bị xâm phạm. Nguyên đơn vụ kiện là bà CTLT, bị đơn là Công ty TNHH TV.

Đánh máy sai lý do chấm dứt hợp đồng

Trong đơn khởi kiện, bà T. trình bày: Ngày 10-2-2014, bà vào làm việc tại Công ty TV, công việc là công nhân kiểm hàng. Đến ngày 25-10-2017, công ty chấm dứt hợp đồng lao động và bà T. cũng đồng ý. Ngày 9-12-2017, bà nhận được quyết định thôi việc, trong đó nêu lý do cho thôi việc là bà T. có hành vi trộm cắp trong khi bà không trộm cắp. Do đó bà khởi kiện, yêu cầu công ty bồi thường danh dự cho bà với số tiền là 50 triệu đồng.

Ngày 18-1-2018, bà T. có đơn xin thay đổi yêu cầu khởi kiện. Bà rút lại yêu cầu công ty bồi thường 50 triệu đồng, đồng thời yêu cầu công ty bác bỏ thông tin bà có hành vi trộm cắp, yêu cầu công ty đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai trước toàn thể công nhân của công ty.

{keywords}
 

Tại bản tự khai ngày 5-2-2018 và trong quá trình giải quyết vụ án, đại diện theo ủy quyền của bị đơn trình bày: Ngày 25-10-2017, công ty có ra quyết định cho thôi việc đối với bà T.; ngày 10-12-2017, công ty đã giao quyết định cho bà. Tuy nhiên, do sơ sót đánh máy nên đã đánh nhầm lý do thôi việc là do có hành vi trộm cắp. Sau đó, công ty đã có quyết định khác nêu lý do thôi việc của bà T. là kết thúc hợp đồng lao động. Và ngày 11-12-2017, công ty đã giao quyết định thôi việc cho D. (con của bà T., cũng là nhân viên của công ty) nhờ giao lại cho bà T. Tuy nhiên, bà T. không đồng ý nhận mà kêu D. đem trả lại quyết định thôi việc này cho công ty, đồng thời bà giữ lại quyết định thôi việc với lý do nhầm lẫn ban đầu.

Theo công ty, do bà T. không đồng ý nhận quyết định thôi việc với lý do kết thúc hợp đồng lao động nên ngày 6-4-2018, công ty có thông báo đính chính lại lý do trong quyết định thôi việc của bà T. và dán công khai trên bản tin công ty. Do đó công ty không đồng ý yêu cầu của bà T. về việc phải đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính trong toàn thể công nhân của công ty.

Tòa buộc công ty đưa thông tin cải chính, xin lỗi

Tại phiên tòa, nguyên đơn tiếp tục yêu cầu công ty phải đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai trong toàn thể công nhân của công ty.

HĐXX xét thấy sự việc nhầm lỗi đánh máy trong quyết định chấm dứt hợp đồng là có thật, giống trình bày thống nhất của hai bên đương sự. Phía nguyên đơn, bị đơn đều thừa nhận bà T. nghỉ việc do kết thúc hợp đồng lao động chứ không phải do có hành vi trộm cắp. Sau đó công ty cũng đã ban hành quyết định khác giao cho bà T., đồng thời công ty cũng đã có thông báo đính chính lại lý do trong quyết định thôi việc của bà T. dán trên bản tin công ty, chứng tỏ công ty rất có thiện chí khắc phục sai sót và thực tế đây là do lỗi đánh máy sai, không phải công ty cố ý xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bà T. Ngoài ra, quyết định thôi việc (ban đầu) công ty cũng chỉ giao cho bà T. chứ không giao cho toàn thể công nhân trong công ty.

Tuy nhiên, tòa cho rằng sự việc nhận quyết định thôi việc với lý do “có hành vi trộm cắp” cũng ít nhiều đã làm ảnh hưởng đến tinh thần của bà T. Và hiện nay bà T. chưa chính thức nhận quyết định thôi việc với lý do kết thúc hợp đồng lao động. Do đó, để không làm ảnh hưởng đến tinh thần cũng như những quyền lợi liên quan về việc chấm dứt hợp đồng lao động giữa công ty và bà T., tòa căn cứ Điều 34 BLDS 2015 chấp nhận một phần yêu cầu của bà T. Tòa tuyên buộc Công ty TV đưa ra thông tin cải chính, xin lỗi đối với bà T.

(Theo Pháp luật TP.HCM)

Bị em kiện vì cho đất mà… không cho bán

Bị em kiện vì cho đất mà… không cho bán

Anh trai cho em gái đất nhưng lại kèm theo điều kiện chỉ được ở vĩnh viễn từ đời con sang đời cháu, không được bán. Tòa đã hủy điều kiện tréo ngoe này vì trái pháp luật về đất đai...