Tìm hiểu thông tin nơi chuẩn bị đến

Trước khi đi du lịch, bạn hãy vạch ra kế hoạch cụ thể, rõ ràng sẽ đến đâu và tìm hiểu thật kĩ về nó. Đây là việc làm rất cần thiết trước mỗi chuyến đi để bạn có thể chủ động hơn trong hành trình của mình, tránh bị "chặt chém".

Bạn nên tìm hiểu kĩ nơi mình sẽ đến những thông tin về giá phòng, phương tiện di chuyển và giá cả các món ăn, quà lưu niệm và cả các món đặc sản... Tốt nhất là hãy loại ngay những hàng quán đã có phốt "chặt chém" khách ra khỏi lịch trình của mình.

Đăng ký mua tour du lịch

Tại các điểm đến hay đất nước mà bạn còn lạ lẫm, chưa hiểu về ngôn ngữ, văn hóa của người dân bản địa thì bạn có thể đăng ký mua tour để tránh các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình đi du lịch.

{keywords}
Trước khi đi du lịch, hãy tìm hiểu thông tin nơi chuẩn bị đến.

Cụ thể, bạn có thể đăng ký mua tour trọn gói theo lịch trình đã được định sẵn, hoặc mua các city tour để có trải nghiệm tốt nhất. Bạn nên chọn mua tour của các đơn vị lữ hành uy tín, được nhiều người sử dụng. 

Đặt phòng khách sạn trước

Lượng du khách trong dịp nghỉ lễ 2/9 tại những điểm du lịch lớn thường rất đông. Để yên tâm, bạn nên đặt phòng sớm. Hơn nữa, nếu đặt phòng sớm, bạn có thể chọn được những phòng đẹp, chất lượng dịch vụ tốt, đặc biệt có giá tốt và không bị ép giá.

Nhưng bạn cũng đừng quá ham rẻ mà đặt phòng với những lời quảng cáo về giảm giá, ưu đãi “khủng”, lớn bởi thực chất họ đã hét giá lên gấp bội rồi giảm xuống, hoặc tính thêm nhiều các chi phí phát sinh về sau. Tốt nhất hãy lựa chọn những khách sạn có giá niêm yết rõ ràng.

Có nhiều diễn đàn về du lịch, khách sạn để bạn tham khảo. Và khi lựa chọn được khách sạn ưng ý trên diễn đàn đó, bạn hãy xem trang web chính thức của khách sạn đó (nếu có) để hiểu rõ hơn về giá cả và tiện nghi, đồ đạc trong phòng ra sao.

Hỏi giá trước khi mua

Thông thường, các nhà hàng, cơ sở kinh doanh ăn uống,... thường có niêm yết sẵn bảng giá. Song có một vài nơi để giá bán khá mập mờ hoặc không ghi rõ giá. Trong trường hợp này, bạn đừng ngại hỏi giá trước khi mua hàng hoặc dùng bữa ăn, tránh tình trạng chủ hàng nâng giá sau khi tính tiền.

Việc hỏi giá trước đặc biệt quan trọng khi bạn sử dụng các dịch vụ mang tính tự phát như: xe ôm, taxi, xích lô... mà không có bảng tính tiền tự động, được niêm yết giá công khai.  

Đừng ngại mặc cả nếu thấy đắt

Bị chặt chém khi mua hàng, quà lưu niệm là tình trạng khá nhiều du lịch gặp phải. Bởi tại nhiều địa điểm du lịch, người bán hàng thường có thói quen “hét” giá rất cao các sản phẩm nhằm thu lời, đặc biệt là trong thời gian cao điểm. Nhiều người bán hàng cũng đánh vào tâm lý ngại mặc cả của du khách, nhất là nam giới hay người nước ngoài để nâng giá món đồ mình bán lên nhiều lần.

Vì vậy, nếu thấy giá bán không hợp lý, đừng ngại ngần, bạn hãy mặc cả để mua được các sản phẩm mình thích với mức giá hợp lý nhất

Kiểm tra thật kỹ hóa đơn khi thanh toán

Lĩnh vực mà du khách bị chặt chém khi đi du lịch nhiều nhất chính là việc ăn uống. Do đó, khi đến những nhà hàng và quán ăn tại các điểm du lịch, bạn hãy xem kỹ thực đơn và giá tiền niêm yết.

{keywords}
Lĩnh vực mà du khách bị chặt chém khi đi du lịch nhiều nhất chính là việc ăn uống.

Với những nơi không ghi rõ giá bán, bạn nên chủ động hỏi nhân viên hoặc chủ cửa hàng để tránh tình trạng bị "chém".

Ngoài ra, một số nơi chủ các hàng, quán còn có thủ thuật chèn thêm một số món ăn bạn không gọi hoặc cố tình nhầm lẫn trong menu. Vì vậy, bạn hãy xem kĩ hóa đơn thanh toán, cộng trừ nhân chia kĩ rồi mới trả tiền.

Liên hệ đường dây nóng

Khi gặp các tình huống bị "chặt chém" khi đi du lịch, nhiều du khách thường ngậm ngùi chịu trận hoặc xả cơn tức trên mạng xã hội mà không thể tự bảo vệ mình.

Cách tốt nhất khi gặp phải tình huống đó là gọi ngay đến số điện thoại phản ánh của cơ quan chức năng tại nơi bạn đến. Điều này vừa giúp đảm bảo quyền lợi của bạn, lại vừa tránh tình trạng tranh chấp, xô xát khi người bán có ý định tấn công. Số điện thoại của các điểm đến thường được đăng tải công khai tại các điểm du lịch hay trên các website địa phương.

Kết giao với người dân địa phương

Trong trường hợp không có người thân ở nơi du lịch, bạn hãy chủ động làm quen với mọi người, hoặc có thể nhờ đến sự giúp đỡ của chủ khách sạn, tài xế xe để được tư vấn những nơi nên đến hoặc không nên đến, cách mua bán và trả giá. Bạn cũng có thể nhờ họ đi cùng khi mua sắm nếu họ cảm thấy không ngại.

Bạn nên quan sát những người bản xứ lựa đồ và trả giá để biết cách chứ không vội vàng mua hàng ngay, không nên thể hiện mình là khách du lịch bởi nó sẽ khiến bạn bị chú ý và trở thành nạn nhân để người bán tha hồ "chặt chém".

Hạnh Nguyên (Tổng hợp)