Thực tế tồn tại những căn hộ quá nhỏ đến nỗi không thể tin rằng bất kỳ ai có thể sống trong đó.
Tại Ba Lan
Bên cạnh những trường hợp đặc biệt, có những người lại lựa chọn sống trong những căn hộ chật hẹp. Nhà văn Edgar Keret sở hữu một căn hộ chật hẹp với chiều rộng gần 1m2 tại Ba Lan.
Đó có thể là lý do vì sao nhà văn chỉ ghé thăm Ba Lan 2 lần một năm.
Ông thiết kế căn hộ để tưởng nhớ tới những người thân trong gia đình – những người đã mất trong vụ thảm sát Holocaust hồi Thế chiến II. Căn nhà thoáng trông có vẻ bí và kín như những chiếc “hầm lò” nhưng đã được nhà văn bài trí khá gọn gàng với nội thất đơn giản.
Tại Hàn Quốc
Bà Kong Kyung-soon, 73 tuổi, sống trong căn hộ chật hẹp rộng gần 2 mét vuông, không bao gồm nhà vệ sinh.
Căn nhà của bà tọa lạc gần khu ngoại ô Gangnam sang trọng của Seoul, Hàn Quốc với nhà vệ sinh chung với phòng bếp.
Tại Hồng Kông
Một người mẹ ở Hồng Kông phải bỏ ra 487 USD (gần 11 triệu đồng) để trả tiền nhà cho hai mẹ con.
Tại Hồng Kông, do giá thuê nhà quá cao nên người dân buộc phải chấp nhận sống trong những ngôi rộng có hơn 3m2 – không khác gì một chiếc tủ để đồ.
Bên trong căn hộ phức hợp rộng gần 56 mét vuông tại Hồng Kông là 19 “buồng” nhỏ rộng chưa tới 2,5 mét vuông được gọi với cái tên “nhà quan tài”.
Với giá thuê 150 USD một tháng, mỗi “buồng” chỉ bao gồm hai tấm gỗ liền kề nhau.
Một phong cách khác “dễ thấy” ở Hồng Kông là những căn nhà lồng được dựng lên bằng những tấm lưới sắt tạo ra không gian sống siêu chật hẹp.
Có hàng trăm người già sống trong điều kiện như thế này. Thậm chí, một chiếc lồng có tới 12 người cùng chung sống.
Những chiếc lồng này khá bẩn thỉu, có nhiều rệp và bốc mùi hôi thối.
Cho đến khi chính phủ Hồng Kông đưa ra được giải pháp, những người dân vẫn phải tiếp tục sinh hoạt trong những chiếc lồng – nơi mà có thể họ sẽ sống những tháng ngày còn lại của cuộc đời mình.
Theo Khám phá