Nhờ những hạt nano bên trong bong bóng thuỷ tinh do thiên thạch tạo ra trên Mặt trăng, đất tại đây có những thuộc tính kỳ lạ như lơ lửng hay tính dẫn nhiệt rất thấp.
Phát hiện này vừa được nhà khoa học Marek Zbik thuộc Đại học Công nghệ Queensland (QUT - Australia) và nhóm nghiên cứu công bố.
Cận cảnh đất trên Mặt trăng có những bong bóng chứa hạt nano làm cho nó có thuộc tính vô cùng kỳ lạ |
Khi các phi hành gia của tàu Apollo 11 đáp xuống Mặt trăng vào năm 1969, họ phát hiện thấy những lớp bụi trên Mặt trăng ở trạng thái bất động hàng thiên niên kỷ. Nhưng khi xáo trộn chúng, thì dù lực hấp dẫn trên Mặt trăng rất yếu, các lớp bụi này lại lơ lửng trên bề mặt Mặt trăng rất lâu, bám vào quần áo và các trang thiết bị của họ như thể được bôi keo.
Ngoài ra, đất ở đây còn có khả năng chịu được nhiệt độ lên đến 160oC trên bề mặt Mặt trăng vào ban ngày, và -40oC chỉ vài mét phía dưới bề mặt.
Thuộc tính kỳ lạ của loại đất này vẫn chưa được lý giải thấu đáo cho đến khi tiến sĩ Marek Zbik nghiên cứu nó dưới kính hiển vi nano, một công nghệ chưa xuất hiện trong thời kỳ chạy đua lên vũ trụ trước đây.
Theo tiến sĩ Zbik, các nhà khoa học từ lâu đã để ý đến thuộc tính kỳ lạ của đất trên Mặt trăng. Tuy nhiên, họ không chú ý nhiều đến các hạt nano được tìm thấy trong lớp đất này, vốn được giữ trong các bong bóng thuỷ tinh do các thiên thạch tác động liên tục lên Mặt trăng tạo ra.
Theo Dailymail, tiến sĩ Zbik đã sử dụng công nghệ nghiên cứu vật liệu nano, là phương pháp chiếu nano dựa trên bức xạ tăng tốc điện tử có thể cho thấy những hình ảnh 3D của hạt nano. Ông cho biết, thay vì có khí hay hơi nước bên trong bong bóng như thường thấy ở Trái đất, bong bóng thuỷ tinh của Mặt trăng lại được lấp đầy bằng mạng lưới tổ ong những hạt thuỷ tinh nano.
Zbik cho biết: “Có thể những hạt này được hình thành bên trong bong bóng từ những hòn đá bị tan chảy khi các thiên thạch bắn phá bề mặt của Mặt trăng. Kế đó chúng sẽ được phóng ra môi trường bên ngoài khi những bong bóng thuỷ tinh này lại tiếp tục bị các thiên thạch rơi xuống Mặt trăng phá huỷ.”
Ông lý giải, những hạt nano này hoạt động theo quy luật vật lý lượng tử, khác hoàn toàn so với vật lý thông thường. Ông nói: “Những hạt nano này được giải phóng khỏi những bong bóng thuỷ tinh và kết hợp với lớp đất trên Mặt trăng làm cho lớp đất này có thuộc tính kỳ lạ.”
Phúc Nguyễn
UFO bám theo tàu Thần Châu 9 của Trung Quốc?
Vài
phút sau khi rời khỏi bệ phóng vào hôm 16/6, tàu vũ trụ Thần Châu 9 của
Trung Quốc đã bị bám sát bởi 2 vật thể bay không xác định (UFO).
Đầu 'chuột Mickey' trên sao Thủy
Tàu thăm dò sao Thủy Messenger của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ
(NASA) vừa công bố phát hiện hình ảnh “chuột Mickey” – nhân vật hoạt
hình của hãng phim Mỹ Walt Disney trên bề mặt hành tinh này.
Quốc gia nào 'nặng' nhất thế giới?
Các nhà nghiên cứu châu Âu đã tính toán được cân nặng của toàn bộ
nhân loại trên Trái đất và công bố danh sách 10 quốc gia “nặng” nhất thế
giới với vị trí đứng đầu thuộc về Mỹ.
|