Nỗi lo mưu sinh trong mùa nắng nóng
Theo đó, mùa nắng nóng năm nay dự báo có thể kéo dài hơn mọi năm. Theo các chuyên gia, nếu không có các biện pháp đảm bảo, che chắn việc người dân phải tiếp xúc quá lâu với ánh năng hay làm việc dưới nền nhiệt cao có thể bị sốc nhiệt, thậm chí đột quỵ do nóng.
Chị Lê Thị Lan (45 tuổi, sống ở Cao Phong, Hòa Bình) chia sẻ, làm việc dưới thời tiết vào hè nóng như đổ lửa khiến cơ thể chị uể oải, háo nước, tình trạng nóng trong, mệt mỏi rõ rệt, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và làm việc.
“Tôi kinh doanh ở đây cũng được 15 năm rồi mà chưa thấy năm nào nắng nóng như năm nay. Có đơt, từ sáng sớm nhiệt độ đã 28 - 30°C, đỉnh điểm nhất là vào trưa có khi lên đến 37 - 42°C, nạp bao nhiêu nước cũng không đủ, cơ thể nhiều lúc mệt mỏi, uể oải… Những khi đuối sức không còn muốn làm gì. Hè mà da môi khô, nứt nẻ như mùa khô vậy”, Chị Lan cho biết.
Để không phải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, chuyên gia y tế khuyên người lao động nên sử dụng những bộ quần áo dài, gam màu sáng để tránh hấp nóng khi đi đường; không nên ra ngoài vào những lúc nhiệt độ lên cao đỉnh điểm.
Tuy nhiên, đặc thù tính chất công việc như: lái xe ôm, buôn bán, thợ sửa chữa, shipper… phải dành phần lớn thời gian ngoài trời, khó tránh khỏi thời tiết nắng nóng. Chồng chị Lan là một nhân viên kỹ thuật điện. Chị kể rằng, anh gần như rong ruổi ngoài đường mỗi ngày, dưới ánh nắng trực tiếp, trang bị quần áo bảo hộ cũng không “thấm vào đâu” với cái nắng gay gắt.
“Da của anh sạm lại và cháy nắng, cảm giác khô ráp, lúc nào về nhà cũng trong tình trạng mệt mỏi. Nền nhiệt cao làm cơ thể nóng trong, bức bối, phát lên nhiệt miệng thương vô cùng”, chị Lan nói.
Thanh nhiệt mùa hè với sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên
Chuyên gia từ Nam Dược tư vấn: “Có rất nhiều nguyên nhân khiến cơ thể háo nước, uể oải phải kể đến như: cung cấp không đủ nước, tiêu hao năng lượng quá mức, chủ yếu do người dân phải tiếp xúc lâu hoặc làm việc trong môi trường nắng nóng, nhiệt độ cao hoặc do thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột. Việc hiểu những biện pháp thanh nhiệt, giảm nóng trong, mệt mỏi mùa nắng nóng là vô cùng cần thiết”.
Ngày nay, dưới sự tư vấn của chuyên gia, bác sĩ, nhiều người sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung có thành phần thiên nhiên để thanh nhiệt, giải độc, mát gan. Trên thị trường, cái tên nổi bật là Livecool.
Chị Lan biết đến TPBVSK sủi thanh nhiệt Livecool qua sự kiện dùng thử tại nhà thuốc. Chị chia sẻ: “Từ ngày biết đến TPBVSK sủi thanh nhiệt Livecool cơ thể như được giải tỏa những lần bị mất nước. Hai vợ chồng mình mỗi sáng cùng đều pha 2 gói vào bình 500ml để mang đi làm, hôm nào vội quá thì anh mang mấy gói sủi theo người và tự pha lúc làm việc”.
Ngoài giải nhiệt cơ thể, chị cũng cho biết da, môi đã đỡ khô hơn, giảm tình trạng nóng trong. Nhờ đó, tinh thần làm việc của chị thoải mái, không còn cáu gắt vì mệt như trước.
TPBVSK sủi thanh nhiệt Livecool có thành phần từ thảo dược với tác dụng hỗ trợ thanh nhiệt cơ thể, hỗ trợ giảm nhiệt miệng, nóng trong người… được Nam Dược nghiên cứu từ y học dân gian.
Chiết xuất rau má, actiso, chanh trong các sản phẩm được Nam Dược thu hái tại các vùng trồng theo chuẩn quốc tế, kết hợp cùng dược liệu quý linh chi đỏ và vitamin C.
Livecool là thương hiệu nổi tiếng với các sản phẩm TPBVSK sủi thanh nhiệt hỗ trợ giảm nóng trong, mệt mỏi, xuất hiện trên thị trường gần 5 năm. TPBVSK sủi thanh nhiệt Livecool nhận được sự đánh giá cao của người tiêu dùng, đạt “Thương hiệu quốc gia Việt Nam” (Vietnam Value 2022).
Bộ sản phẩm TPBVSK sủi Livecool chiết xuất từ thảo dược như: atiso, linh chi đỏ, rau má, chanh… kết hợp vitamin C. Các sản phẩm dùng cho người bị nhiệt miệng, nóng trong, mệt mỏi. Nam Dược cho biết, sản phẩm dùng được cho trẻ nhỏ từ 3-10 tuổi: 1 gói x 2-3 lần/ngày. Người lớn và trẻ em từ 10 tuổi trở lên: 1 gói x 3-4 lần/ngày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Số GPQC Số: 2815/2020/XNQC-ATTP Đơn vị phân phối: Công ty CP Nam Dược - Số 51 đường Trương Công Giai, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Thông tin chi tiết: livecool.vn. Các sản phẩm TPBVSK Livecool không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. |
Thu Loan