Sau
khi tham quan và làm việc ở Trường Sa một tuần, tàu Bình Minh lại hướng
về phía Tây Nam, nghiên cứu trên một tuyến nối từ đảo Phan Vinh đến đảo
Phú Quốc. Bây giờ chúng tôi đã quen với biển nhiều nên không say song
nặng như những ngày đầu.
Rời Phan Vinh được một ngày, chúng tôi đi vào một vùng biển rất sâu, trên 2.000 mét nước. Dưới cái nắng trưa lóa mắt, đứng trên boong tàu chúng tôi nhìn thấy phía xa có một hiện tượng lạ: mặt nước từng đợt, từng đợt như sôi lên trong một vùng hẹp. Cứ như những điều tôi thấy trong tập sách “Vì sao?” và “Chuyện lạ đó đây”, tôi nói ngay đó là cá voi đang ngoi lên mặt nước để hít thở không khí. Nhưng các bác lại không đồng tình với ý kiến này vì nếu là cá thì tại sao lại cứ đứng yên một chỗ. Tôi cũng thấy lúng túng và có phần cụt hứng. Trong khoa học, nếu một dự báo mà không phù hợp với hiện tượng quan sát thì phải tìm cách giải thích theo hướng khác.
Đứng quan sát cẩn thận một lúc, ông Tân, ông Khuyến, ông Huy Qúy bảo đó có thể là hiện tượng khí phun. Các ông là những nhà địa chất – địa vật lý, rất có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Theo các ông thì trong lòng đất có thể có những đứt gãy, khí đốt từ dưới sâu theo đó đi lên, tích tụ lại trong các thấu kính cát nằm ngay dưới đáy biển được lớp bùn đậy kín. Khi lượng khí tập trung đủ lớn, chúng tạo ra một áp lực làm vỡ lớp bùn, phun vào lớp nước và thoát vào không khí. Khí phun làm cho ta thấy mặt biển như có hiện tượng sôi vì các bọt khí nổ tung khi thoát ra khỏi nước. Chính cái thời gian cần thiết để khí tích tụ đủ lớn tạo ra chu kỳ khí phun đều đặn.
Mọi người ồ lên, tỏ ra tán thành. Các ông trải tấm bản đồ ra, đánh dấu địa điểm có dấu hiệu lộ khí với một dấu đỏ bên cạnh. “Tại sao lại phải ghi dấu hỏi vào đó?”, tôi hỏi ông tôi. Ông nói đã là khoa học thì phải thận trọng, đặt dấu hỏi là muốn nói “Có thể như vậy, cần xác minh”. Trong đời sống hàng ngày cũng thế, cái gì còn chưa chắc chắn thì phải xác minh rồi mới khẳng định để tránh những kết luận hồ đồ. Một hiện tượng bao giờ cũng có thể có nhiều nguyên nhân, không thận trọng sẽ dẫn đến nhầm lẫn, mà nhầm lẫn thì đưa lại những kết quả tai hại. Tôi học thêm được bài học quý để làm người.
Như vậy, dấu hiệu lộ khí, nếu kèm theo một ít váng dầu nữa thì tuyệt, là một tín hiệu trực tiếp nói lên trong vùng đó có mỏ dầu khí. Các kỹ thuật cao được áp dụng tiếp theo để tìm kiếm, thăm dò, xác định mỏ và đưa vào khai thác.
Trong những vùng biển sâu, nhiệt độ ở đáy biển thường rất thấp, khoảng chừng không đến vài độ C. Cộng với áp suất của cột nước rất lớn, lớp đất ngậm nước bão hòa khí đốt hình thành từ vật chất của hữu cơ hiện đại cách đây khoảng 5 triệu năm trở lại, cộng với khí đốt có thể di cư từ các tầng sâu lên đủ điều kiện để kết tinh trông giống như băng, tạo ra một nhiên liệu cháy, trong khoa học gọi là hydrat methan, còn trong ngôn ngữ thông thường là băng cháy.
Đó là một nguồn năng lượng rất lớn, rất có giá trị để thay thế dầu mỏ khi chất quý hiếm này cạn kiệt. Người ta hy vọng rằng nguồn hydrat methan trên toàn thế giới có thể đủ cho nhân loại dùng trong thế kỷ 21. Trong lúc loài người chưa tìm ra một nhiên liệu thay thế dầu mỏ vừa đủ nhiều, vừa tiện lợi, vừa giá rẻ, đủ để vận hành nền kinh tế và bảo đảm nhu cầu cuộc sống của hàng tỷ con người.
Còn tiếp...
Rời Phan Vinh được một ngày, chúng tôi đi vào một vùng biển rất sâu, trên 2.000 mét nước. Dưới cái nắng trưa lóa mắt, đứng trên boong tàu chúng tôi nhìn thấy phía xa có một hiện tượng lạ: mặt nước từng đợt, từng đợt như sôi lên trong một vùng hẹp. Cứ như những điều tôi thấy trong tập sách “Vì sao?” và “Chuyện lạ đó đây”, tôi nói ngay đó là cá voi đang ngoi lên mặt nước để hít thở không khí. Nhưng các bác lại không đồng tình với ý kiến này vì nếu là cá thì tại sao lại cứ đứng yên một chỗ. Tôi cũng thấy lúng túng và có phần cụt hứng. Trong khoa học, nếu một dự báo mà không phù hợp với hiện tượng quan sát thì phải tìm cách giải thích theo hướng khác.
Đứng quan sát cẩn thận một lúc, ông Tân, ông Khuyến, ông Huy Qúy bảo đó có thể là hiện tượng khí phun. Các ông là những nhà địa chất – địa vật lý, rất có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Theo các ông thì trong lòng đất có thể có những đứt gãy, khí đốt từ dưới sâu theo đó đi lên, tích tụ lại trong các thấu kính cát nằm ngay dưới đáy biển được lớp bùn đậy kín. Khi lượng khí tập trung đủ lớn, chúng tạo ra một áp lực làm vỡ lớp bùn, phun vào lớp nước và thoát vào không khí. Khí phun làm cho ta thấy mặt biển như có hiện tượng sôi vì các bọt khí nổ tung khi thoát ra khỏi nước. Chính cái thời gian cần thiết để khí tích tụ đủ lớn tạo ra chu kỳ khí phun đều đặn.
Mọi người ồ lên, tỏ ra tán thành. Các ông trải tấm bản đồ ra, đánh dấu địa điểm có dấu hiệu lộ khí với một dấu đỏ bên cạnh. “Tại sao lại phải ghi dấu hỏi vào đó?”, tôi hỏi ông tôi. Ông nói đã là khoa học thì phải thận trọng, đặt dấu hỏi là muốn nói “Có thể như vậy, cần xác minh”. Trong đời sống hàng ngày cũng thế, cái gì còn chưa chắc chắn thì phải xác minh rồi mới khẳng định để tránh những kết luận hồ đồ. Một hiện tượng bao giờ cũng có thể có nhiều nguyên nhân, không thận trọng sẽ dẫn đến nhầm lẫn, mà nhầm lẫn thì đưa lại những kết quả tai hại. Tôi học thêm được bài học quý để làm người.
Như vậy, dấu hiệu lộ khí, nếu kèm theo một ít váng dầu nữa thì tuyệt, là một tín hiệu trực tiếp nói lên trong vùng đó có mỏ dầu khí. Các kỹ thuật cao được áp dụng tiếp theo để tìm kiếm, thăm dò, xác định mỏ và đưa vào khai thác.
Trong những vùng biển sâu, nhiệt độ ở đáy biển thường rất thấp, khoảng chừng không đến vài độ C. Cộng với áp suất của cột nước rất lớn, lớp đất ngậm nước bão hòa khí đốt hình thành từ vật chất của hữu cơ hiện đại cách đây khoảng 5 triệu năm trở lại, cộng với khí đốt có thể di cư từ các tầng sâu lên đủ điều kiện để kết tinh trông giống như băng, tạo ra một nhiên liệu cháy, trong khoa học gọi là hydrat methan, còn trong ngôn ngữ thông thường là băng cháy.
Đó là một nguồn năng lượng rất lớn, rất có giá trị để thay thế dầu mỏ khi chất quý hiếm này cạn kiệt. Người ta hy vọng rằng nguồn hydrat methan trên toàn thế giới có thể đủ cho nhân loại dùng trong thế kỷ 21. Trong lúc loài người chưa tìm ra một nhiên liệu thay thế dầu mỏ vừa đủ nhiều, vừa tiện lợi, vừa giá rẻ, đủ để vận hành nền kinh tế và bảo đảm nhu cầu cuộc sống của hàng tỷ con người.
Còn tiếp...
- TS. Trần Ngọc Toản (Nguyên Viện trưởng Viện Dầu khí Việt Nam)