Theo đó, UBND tỉnh phê duyệt 18 điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin, bao gồm 4 xã thuộc khu vực III và 14 xã có thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Yêu cầu cơ bản về điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin, đó là: Có sẵn nhà kiên cố và hạ tầng công trình xây dựng; thuận tiện người dân đến tiếp cận, sử dụng dịch vụ; đảm bảo an toàn, an ninh về con người, tài sản, thiết bị; có nguồn điện ổn định.

Điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin được hỗ trợ sử dụng dịch vụ truy nhập internet băng rộng theo Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025.

w-bugiamap.png

Nhà văn hóa thôn 9, xã Bình Thắng huyện Bù Gia Mập trong danh sách phê duyệt hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin (Ảnh minh hoạ: Một góc huyện Bù Gia Mập)

14 xã có thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi gồm: Ấp 8, xã Thanh Hòa; ấp Bù Tam, xã Hưng Phước; ấp Mười Mẫu, xã Phước Thiện; ấp Sóc Nê, xã Tân Tiến đều thuộc huyện Bù Đốp. Chốt dân quân biên giới ấp Suối Thôn, xã Lộc Hòa; Nhà văn hóa ấp K’Liêu, xã Lộc Thành; ấp Sóc Lớn, xã Lộc Khánh đều thuộc huyện Lộc Ninh. Nhà văn hóa thôn 6, xã Long Tân, huyện Phú Riềng. Nhà văn hóa thôn 5, xã Đăng Hà; Nhà văn hóa thôn 5, xã Đường 10; Nhà văn hóa thôn 10, xã Thống Nhất đều thuộc huyện Bù Đăng. Nhà văn hóa thôn Bù Kroai, xã Đức Hạnh; Nhà văn hóa thôn Bình Giai, xã Phước Minh; Nhà văn hóa thôn 9, xã Bình Thắng đều thuộc huyện Bù Gia Mập. 

4 xã thuộc khu vực III: Trung tâm học tập cộng đồng xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh; Trung tâm văn hóa, thể thao và học tập cộng đồng xã Đắk Ơ; Trung tâm văn hóa, thể thao và học tập cộng đồng xã Bù Gia Mập; Trung tâm văn hóa, thể thao và học tập cộng đồng xã Phú Văn đều thuộc huyện Bù Gia Mập.

Phước Long