- Tôi lấy chồng đã được 5 năm. Tuy nhiên, tôi không sống cùng bố mẹ chồng mà thuê nhà và sinh sống ở Hà Nội. Đến nay, chúng tôi đã có một đứa con gái 3 tuổi. Cuộc sống vợ chồng tôi không quá khó khăn nhưng không hạnh phúc vì luôn bị bố mẹ chồng tác động.
Mẹ chồng tương lai đi 2000 km 'đánh ghen' thay con dâu Bà cứ dặn tôi, nếu mai này anh quay về, hãy cho anh cơ hội. Nếu anh không quay về thì tôi hãy tìm một người thương mình thật lòng. |
Bố mẹ chồng tôi rất gia trưởng. Tuy không sống cùng nhà nhưng đi đâu xa ông bà cũng bắt tôi phải gọi điện xin phép. Ông bà đồng ý tôi mới được đi nếu không, tôi không được phép đi đâu. Trường hợp không được bố mẹ chồng đồng ý mà tôi vẫn đi và họ biết, họ mắng tôi như tát nước vào mặt.
Tôi nói chồng góp ý với bố mẹ nhưng lần nào cũng vậy, anh im lặng. Vì thế những mâu thuẫn giữa tôi và bố mẹ chồng càng ngày càng lớn thêm.
Ngày Tết tôi về quê, bố mẹ chồng không bao giờ nhắc đến tên tôi. Tôi chào thì ông bà quay đi nhưng chỉ cần tôi chào nhỏ là không chỉ bố mẹ chồng mà anh chị em của chồng đều nói tôi sa sả. Tôi cố nhẫn nhịn để yên cửa yên nhà nhưng càng nhẫn nhịn họ càng trèo lên đầu lên cổ tôi.
Mẹ đẻ tôi mất, chồng tôi đưa cháu về chịu tang bà, mẹ chồng tôi không đồng ý vì cháu quá nhỏ (cháu 2 tuổi). Tuy nhiên tôi kiên quyết bắt chồng phải cho con về bởi mẹ tôi chỉ có mình con tôi là cháu ngoại duy nhất. Đám tang bà, con cháu không thể không có mặt. Hơn nữa, tôi cũng nghĩ, cháu đã 2 tuổi, cũng không phải quá nhỏ để sợ hơi lạnh của đám tang.
Ảnh minh họa |
Vụ đó chồng tôi nghe lời tôi nên mẹ chồng giận tôi ra mặt. Sau đám tang mẹ tôi, bà không nói không rằng với tôi suốt 1 tuần liền. Nếu có nói thì sẽ là những lời đầy cay nghiệt. Vì thế tôi càng không phục và xa cách bố mẹ chồng hơn.
Trước kia, nhà tôi chỉ cách nhà chồng 3km nhưng kể từ khi lấy chồng chưa bao giờ tôi được ngủ lại nhà mình. Ngày Lễ Tết chỉ cần nhà chồng tôi có khách thì bữa cơm đoàn tụ bên bố mẹ đẻ của tôi cũng phải dẹp bỏ. Tôi phải về cơm nước phục vụ nhà chồng.
Mẹ ốm, muốn đến thăm mẹ, tôi cũng phải lựa lúc bố mẹ chồng tôi vui rồi mới dám xin. Sau đó, tôi cũng chỉ tranh thủ chạy tới chạy lui chốc lát rồi lại về cơm nước cho bố mẹ chồng.
Đến khi mẹ đẻ tôi mất chỉ còn lại bố tôi sống một mình trong căn nhà rộng thênh thang. Tôi mới chợt nhận ra rằng, bao lâu nay, tôi đã quên đi bổn phận của một đứa con. Tôi đã khiến bố mẹ đẻ của tôi phải thiệt thòi vì thế tôi trở nên mạnh mẽ hơn. Chỉ cần điện thoại về nhà, bố đẻ bảo nhớ tôi, hôm sau, tôi sẽ bố trí công việc và về thẳng nhà bố đẻ của mình.
Bố mẹ chồng tôi đương nhiên là không ưa việc đó. Họ gọi cho chồng tôi và chửi xối xả, bảo tôi là thứ con dâu láo lếu … khiến vợ chồng tôi chỉ muốn bỏ nhau.
Đến ngày giỗ đầu mẹ tôi, vợ chồng tôi về quê, định ghé qua nhà chồng chốc lát rồi lên quê ngoại. Nhưng về nhà mới biết, gia đình chồng tôi cũng có giỗ nhưng là giỗ cụ ngoại. Vì thế, tôi xin phép thắp hương rồi lên quê ngoại làm giỗ mẹ đẻ của mình.
Lúc tôi chào để lên nhà đẻ, bố chồng tôi không nói gì. Mẹ chồng tôi thì quay mặt sang chỗ khác và cũng không trả lời tôi. Kiểu cách chỏng lỏn ấy tôi đã quá quen nên mặc kệ. Tôi chở con mình đi lo đám giỗ cho mẹ tôi.
Ăn giỗ xong, tôi trở về nhà. Bố chồng tôi đã có men rượu trong người nên vừa thấy tôi, ông chỉ thẳng vào mặt tôi, chửi tôi láo. Tôi không đôi co mà đi thẳng vào phòng nhưng chưa kịp bước vào phòng thì bố chồng tôi đuổi theo. Ông túm lấy tóc tôi và tát tới tấp vào mặt tôi.
Ảnh minh họa |
Mẹ chồng tôi từ đâu chạy ra cũng chửi theo. Bà bảo: “Mày lấy chồng phải theo thói nhà chồng, khi việc nhà chồng chưa xong, bố mẹ chồng chưa đồng ý thì dù có trời sập cũng không được đi đâu. Thế mà mày láo …”.
Tôi bị dồn vào bước đường cùng nên ức đến sôi máu. Tôi xin phép rồi xách đồ lên Hà Nội. Từ đó đến nay đã hơn một tháng, tôi không điện thoại hỏi thăm bố mẹ chồng. Chồng tôi không đồng ý với cách hành xử của tôi như vậy. Anh bắt tôi điện thoại hỏi han bố mẹ chồng còn nếu không thì ly hôn.
Tôi nghĩ cuộc hôn nhân của chúng tôi vì bố mẹ chồng mà cơm không lành canh không ngọt từ lâu. Vì thế bây giờ nếu phải ly hôn tôi cũng không tiếc. Nhưng con tôi, liệu có thể lớn lên mà không cần bố hay không?
Lê Anh (Hà Nội)