Ai có nguy cơ cao mắc đột quỵ?

Gần đây, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) MEDLATEC đã tiếp nhận nhiều ca bệnh có dấu hiệu đột quỵ và đã được cấp cứu kịp thời.

Bệnh nhân H.T.P (nam, 63 tuổi) nhập viện vì tê mặt, méo miệng. Do bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp và đái tháo đường, nhận định tình trạng khẩn cấp, các bác sĩ cấp cứu của bệnh viện đã nhanh chóng xử trí theo phác đồ Bộ Y tế. Được phát hiện, cấp cứu kịp thời,bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch và ổn định.

{keywords}
Người bệnh bị tai biến, nếu chỉ thiếu oxy trong vòng 4 - 5 phút là tổn thương không hồi phục

Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Đình Tuấn - Chuyên khoa Thần kinh, BVĐK MEDLATEC cho biết, đột quỵ não hay tai biến mạch máu não là một hội chứng lâm sàng đặc trưng bởi sự mất cấp tính các chức năng của não (thường là khu trú), tồn tại quá 24 giờ hoặc tử vong trong vòng 24 giờ.

Từ thời điểm người bệnh bị tai biến, nếu chỉ thiếu oxy trong vòng 4 - 5 phút là tổn thương không hồi phục. Điều này làm ảnh hưởng đến chức năng của não bộ về tư duy và hoạt động của cơ thể trong tương lai, trường hợp xấu nhất không cứu chữa kịp thời, bệnh nhân sẽ tử vong.

Đồng thời, bác sĩ Tuấn khuyến cáo đối tượng có nguy cơ mắc đột quỵ cao, gồm: Tuổi cao - người từ 55 tuổi trở lên có nguy cơ cao mắc đột quỵ, đặc biệt cứ sau 10 năm thì nguy cơ bị bệnh tăng gấp đôi; Yếu tố gia đình - trong gia đình từng có người bị đột quỵ thì nguy cơ mắc bệnh này cao hơn so với những người bình thường.

Ngoài ra còn có giới tính (nam giới mắc nhiều hơn nữ) và mắc bệnh mạn tính - 1/3 số ca đột quỵ rơi vào độ tuổi ngoài 60, trong đó, nam giới có nguy cơ cao gấp 4 lần nữ giới. Đặc biệt, những người mắc bệnh mạn tính như bệnh tim mạch, mỡ máu, béo phì, tăng huyết áp; Lối sống không lành mạnh - người có thói quen hút thuốc lá, ít vận động.

Dấu hiệu cảnh báo mắc đột quỵ

Đột quỵ là bệnh lý nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao, song nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, có tới 40% người thân bệnh nhân khi được hỏi, cho hay chưa hiểu biết về đột quỵ và các dấu hiệu nhận biết. Thậm chí, họ còn nhầm lẫn đột quỵ với các bệnh khác như trúng gió, đau nửa đầu hoặc đau tim. Vì vậy, không ít người đã sơ cứu sai cách hoặc đưa đến cơ sở y tế chậm trễ, dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

Để phát hiện và cấp cứu kịp thời cho bệnh nhân, bác sĩ Tuấn chia sẻ những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ mà người dân nên cảnh giác như: Đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, ù tai, tức ngực, khó thở, tim đập nhanh…; Vùng mặt, tay, chân bị tê cứng, khó cử động hoặc bị liệt nửa người, khả năng vận động, di chuyển khó khăn.

Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ còn có thị lực bị rối loạn, giảm sút khiến người bệnh nhìn thấy mờ, hoặc nhìn không rõ; Nói ngọng, khả năng viết, đọc, tính toán giảm; Ngủ mê, ngủ gật hay lú lẫn ở người già; Tiểu tiện không tự chủ hoặc xảy ra co giật cơ thể.

Đặc biệt, đối với nhóm người cao tuổi có nguy cơ cao bị đột quỵ nên cần cẩn trọng hơn.

Khám định kỳ giúp kiểm soát và phát hiện bệnh sớm

Khi một người có càng nhiều yếu tố nguy cơ, họ càng dễ bị đột quỵ hơn. Các nguy cơ này bao gồm: yếu tố có thể kiểm soát được (những điều người bệnh có thể thay đổi) và không thể kiểm soát được (những điều người bệnh không thể thay đổi). Do vậy, mọi người cần kiểm soát các yếu tố nguy cơ có thể phòng tránh được.

{keywords}
 Khám sức khỏe định kỳ giúpkiểm soát sức khỏe và phát hiện bệnh sớm

Theo bác sĩ Tuấn, để kiểm soát sớm cũng như để phòng tránh nguy cơ mắc đột quỵ, mọi người, đặc biệt những người có yếu tố nguy cơ cao như: Tăng huyết áp, hút thuốc, cholesterol cao và thừa cân, béo phì, đái tháo đường, stress, lạm dụng rượu bia… cần khám sức khỏe định kỳ để tầm soát yếu tố nguy cơ.

Thông thường, đi kiểm tra, người khám có thể được bác sĩ chuyên khoa chỉ định các thăm dò cận lâm sàng cơ bản sau: Kiểm tra huyết áp, nhịp tim, cân nặng; Làm các xét nghiệm máu như đường máu, kiểm tra hàm lượng cholesterol, chức năng gan thận, tổng phân tích tế bào máu, đông máu cơ bản…; Tổng phân tích nước tiểu; Chẩn đoán hình ảnh: Điện tim, siêu âm tim, siêu âm doppler mạch cảnh, mạch đốt sống nền…

Hiện nay, việc kiểm soát sức khỏe trở nên đơn giản hơn khi tất cả các xét nghiệm trên được thực hiện dễ dàng tại nhà. Tại MEDLATEC, người khám không cần di chuyển đến bệnh viện, chỉ cần gọi tổng đài 1900 56 56 56 để đặt lịch lấy mẫu, là có ngay nhân viên đến lấy máu kiểm tra theo yêu cầu.

{keywords}
 Lấy mẫu xét nghiệm tận nơi - dịch vụ kiểm tra sức khỏe tại nhà tiện lợi của mọi gia đình Việt

Với 25 năm kinh nghiệm khám, chữa bệnh, là một trong những cơ sở tiên phong triển khai dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi, mỗi năm, BVĐK MEDLATEC đã phục vụ hàng triệu lượt khách hàng trên cả nước đến khám chữa bệnh, cũng như sử dụng dịch vụ y tế tại nhà tiện ích.

Thông tin chi tiết liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được giải đáp thắc mắc.

Thế Định