Cà gai leo - Niềm hy vọng của người bệnh gan
Viêm gan virus B là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và là bài toán khó đối với nền y học thế giới bởi chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Trong khi đó, Việt Nam đang được xem là "ổ dịch" của bệnh với hơn 10 triệu người mắc và đa phần là ở thể người lành mang bệnh - đối tượng không có chỉ định điều trị từ bác sĩ. Do đó, những người bệnh ở thể này thường nảy sinh tâm lý thờ ơ, chủ quan. Điều này làm gia tăng nguy cơ virus bùng phát trở lại và chuyển sang thể hoạt động bất cứ lúc nào khi cơ thể mất sức đề kháng và suy yếu. Nguy hiểm hơn, người bệnh còn phải đối mặt với tình trạng đột biến gen do virus HBV tác động dẫn tới xơ gan, ung thư gan.
Đáp ứng những khó khăn còn tồn đọng trong điều trị bằng Tây y, sau nhiều năm nghiên cứu, cà gai leo đã được giới khoa học khẳng định là thảo dược tốt cho bệnh nhân viêm gan virus và xơ gan.
Theo đó, cà gai leo là dược liệu có khả năng làm giảm nồng độ virus viêm gan, giải độc gan, hạ men gan; ngăn chặn xơ gan tiến triển và phục hồi tổn thương tế bào gan.
Cà gai leo - cây thuốc quý cho bệnh nhân viêm gan B |
Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả sử dụng cà gai leo thì dược liệu cần đảm bảo sạch, không tồn dư hóa chất và chứa hàm lượng hoạt chất cao. Nhưng thị trường cung cấp cà gai leo tại nước ta hiện nay chưa được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, khiến người tiêu dùng “bối rối”, hoang mang khi lựa chọn sản phẩm sử dụng.
Nỗi lo dược liệu “bẩn”
Dược liệu tại Việt Nam nói chung và cà gai leo nói riêng thường được bày bán tại các chợ hoặc phố thuốc bắc. Tại những khu này, để tìm được nơi cung cấp cà gai leo có nguồn gốc rõ ràng và có kiểm nghiệm hàm lượng hoạt chất là điều khó như “mò kim đáy bể”.
Đó là chưa kể sự nhầm lẫn các loài cây họ cà với nhau. Cà gai leo rất dễ nhầm với cà tàu, cà độc dược, cà dại, nhất là khi đã phơi khô lại càng khó phân biệt. Khi dùng nhầm thảo dược, khó tránh khỏi “tiền mất, tật mang”.
Nhiều người tiêu dùng ý thức được những vấn đề của thị trường dược liệu, chọn cách tự trồng thảo dược cho mình nhưng cũng không tránh khỏi nguy cơ phải dùng thảo dược “bẩn”. Bởi lẽ, khi tự trồng mà không tuân thủ quy chuẩn thì nguy cơ tồn dư hóa chất, phân bón hóa học trong cây là rất lớn.
Theo Thạc sĩ Đào Quang Trung (Chuyên gia độc lập về GACP): “Khi gan yếu mà chúng ta lại sử dụng những dược liệu có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học hoặc thuốc trừ sâu thì đó là một điều tối kỵ đối với gan.”
Thạc sĩ Đào Quang Trung - Chuyên gia độc lập về GACP |
Vậy, làm thế nào để người tiêu dùng lựa chọn được cà gai leo sạch, an toàn, chứa hàm lượng hoạt chất cao?
Chỉ dấu lựa chọn cho người tiêu dùng
BioTrade là dự án do Liên minh Châu Âu tài trợ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng các vùng trồng dược liệu sạch, bền vững theo tiêu chuẩn GACP (tiêu chuẩn Thực hành tốt trồng trọt và thu hái dược liệu) của Tổ chức Y tế Thế giới WHO. Những vùng trồng đạt chứng nhận GACP-WHO và BioTrade đều là những vùng trồng tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc của việc trồng và thu hái dược liệu sạch.
Một trong những đơn vị tiên phong được dự án BioTrade hỗ trợ là Công ty TNHH Tuệ Linh với việc xây dựng vùng trồng Cà gai leo rộng gần 15ha tại Mỹ Đức, Hà Nội. Tại đây, cây cà gai leo được kiểm soát nghiêm ngặt để đạt tiêu chuẩn GACP: từ đất trồng, nước, nguồn giống đến quá trình chăm sóc, thu hái và bảo quản. Nhờ đó, cây cà gai leo Tuệ Linh cho hàm lượng hoạt chất glycoalkaloid cao gấp 7-8 lần so với quy chuẩn của dược điển, đem đến nguồn dược liệu chất lượng cao cho người tiêu dùng.
Chỉ dấu GACP và Biotrade trên bao bì Giải độc gan Tuệ Linh |
Các sản phẩm từ Cà gai leo ở đây như Giải độc gan Tuệ Linh, Cà gai leo Tuệ Linh đều được gắn logo BioTrade và GACP - những chỉ dấu giúp người tiêu dùng nhận diện sản phẩm từ dược liệu sạch, an toàn, chất lượng cao.
Lệ Thanh