Chú cá mập bỏ túi Mỹ (American Pocket Shark) dài 14cm này là con đầu tiên trong loài được phát hiện ở Vịnh Mexico – theo một nghiên cứu mới phát hành của đại học Tulane University. Chú cá này không hề đáng sợ, mà chứa đầy những sự ngạc nhiên.

Các nhà khoa học đã bắt gặp chú cá mập vây diều (kitefin) đực tí hon này vào năm 2010 trong lúc đang nghiên cứu về cá nhà táng ở Vịnh Mexico. Đến năm 2013, nhà nghiên cứu Mark Grace thuộc Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) mới tìm lại được nó lần thứ hai, trong một đàn cá dạ quang.

{keywords}
Chú cá mập túi Mỹ được tìm thấy ở Vịnh Mexico.

Đây mới là con cá mập bỏ túi thứ hai từng được bắt và ghi nhận, anh Grace phát biểu trong một tuyên bố. Con còn lại được tìm thấy năm 1979 ở phía tây Thái Bình Dương. “Hai con này là hai loài riêng biệt, đến từ các đại dương riêng biệt”, anh cho biết. “Cả hai đều vô cùng hiếm”.

Theo nghiên cứu mới được công bố hồi tháng 6, chú cá này chứa một loại dung dịch phát sáng trong một tuyến túi nằm gần hai vây trước. Dung dịch này được cho là có tác dụng thu hút con mồi, những con vật sẽ bị ánh sáng “dụ dỗ” lại gần khi kẻ săn mồi tí hon, gần như tàng hình, tấn công bất chợt từ bên dưới.

{keywords}
Chú cá tí hon chỉ dài khoảng 14cm.

Các sinh vật đại dương phát sáng trong bóng tối không hề hiếm gặp. NOAA ước tính có đến 90% động vật sống ở vùng gần mặt nước có khả năng phát quang sinh học, song nghiên cứu về các loài sinh vật biển sâu vẫn còn khá ít.

Việc phát sáng của một loài vật thường được kích hoạt bởi một phản ứng khóa học sản sinh ra năng lượng ánh sáng. Các sinh vật phát sáng để thu hút đối tác phối ngẫu, cảnh báo kẻ thù nên tránh xa, và trong hầu hết các trường hợp là để biến các sinh vật nhỏ hơn thành một bữa ăn thịnh soạn.

XEM VIDEO TẠO TỰ ĐỘNG CỦA BÀI

Anh Thư