Có rất nhiều phương pháp bảo quản thực phẩm hiệu quả và được sử dụng phổ biến. Trước tình hình nông sản ùn ứ, khó xuất khẩu như hiện nay, chúng ta có thể làm gì để bảo quản thực phẩm được lâu và tươi ngon hơn?

Bảo quản thực phẩm bằng phương pháp sấy lạnh

Sấy lạnh là phương pháp chế biến và bảo quản thực phẩm sử dụng công nghệ hiện đại, áp dụng nguyên lý làm giảm nước có trong thực phẩm để ngăn chặn vi khuẩn làm hỏng, giúp sản phẩm sau sấy giữ được nguyên màu, mùi vị như sản phẩm tươi.

Phương pháp bảo quản thực phẩm bằng công nghệ sấy lạnh có thể sấy đa dạng các sản phẩm như hoa quả, trái cây, thuỷ hải sản, rau củ, dược liệu,... Đặc biệt, giải pháp sấy lạnh giúp gia tăng giá trị nông sản, đảm bảo tiêu chuẩn có thể xuất khẩu, lợi ích kinh tế cao hơn so với xuất khẩu nông sản thô.

Phương pháp sấy lạnh thực phẩm có nhiều ưu điểm như: Giữ nguyên chất lượng thực phẩm, kéo dài thời gian bảo quản, tiết kiệm không gian lưu trữ, áp dụng được với nhiều loại thực phẩm, không tốn nhiều công sức, loại bỏ nhược điểm sử dụng nhiệt độ cao để chế biến thực phẩm… 

{keywords}
Phương pháp sấy lạnh có thể áp dụng cho hầu hết các loại thực phẩm, bảo quản lâu và giữ nguyên chất lượng. Ảnh: Sasaki 

Bảo quản bằng cách muối chua

Muối chua là phương pháp chế biến, bảo quản thực phẩm có từ lâu đời, sử dụng hình thức chuyển hoá đường thành acid lactic, có lợi cho hệ tiêu hoá. Phương pháp này thường sử dụng cho các loại rau củ như cà rốt, củ cải, dưa leo, cà pháo, các loại rau cải,...

Tuy nhiên, phương pháp này chứa hàm lượng muối cao, không có lợi cho sức khoẻ tim mạch, thận, huyết áp, dạ dày,... và không bảo quản được quá lâu.

Bảo quản thực phẩm bằng phương pháp đóng hộp

Đóng hộp cũng là một phương pháp bảo quản thực phẩm, thường sử dụng cho rau củ quả hoặc thịt, cá. Tuy nhiên, phương pháp này cần được tiệt trùng, sơ chế sạch sẽ, nếu không sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ như các bệnh tiêu hoá, đường ruột, ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra, phương pháp này cũng chỉ sử dụng trong thời gian nhất định, thường là vài tháng.

Đông lạnh thực phẩm

Thực phẩm đông lạnh để bảo quản là phương pháp thường thấy nhất, sử dụng nhiệt độ thấp để khiến vi khuẩn không thể phát triển hay hoạt động. Tuy nhiên, sản phẩm nếu không được cấp đông ngay có thể làm mất mùi vị, chất lượng so với sản phẩm tươi.

Ngoài ra, bạn phải rã đông an toàn và sử dụng ngay sau đó để thực phẩm đông không tiếp xúc lâu ở nhiệt độ thường và không làm mất dưỡng chất của thực phẩm.

Bảo quản thực phẩm bằng cách ướp muối

Sử dụng muối để bảo quản thực phẩm là cách tận dụng nồng độ mặn của muối để tiêu diệt đa số các loại nấm và vi khuẩn có hại. Các loại thịt, cá thường được sử dụng phương pháp này. Tuy nhiên bạn cũng chỉ có thể bảo quản trong thời gian không quá dài và quan trọng là sau đó thực phẩm sẽ bị ngấm mặn khá nhiều.

Hun khói

Hun khói được dùng để bảo quản các loại thịt, cá và các chế phẩm từ thịt. Hun khói sử dụng nhiệt độ để làm khô thức ăn, giúp thức ăn có hương vị thơm ngon hơn và lâu bị hỏng. Tuy nhiên, phương pháp này không nên sử dụng thường xuyên bởi nó có thể gây bệnh cho con người.

{keywords}

Hun khói cũng là một phương pháp chế biến, bảo quản thực phẩm nhưng không nên sử dụng nhiều. Ảnh: ST

Hút chân không để bảo quản thực phẩm

Phương pháp hút chân không không thể sử dụng tại nhà như muối chua hay đông lạnh, đóng hộp mà nó cần sự hỗ trợ của máy móc. Để bảo quản, bạn cho thực phẩm vào chai, hộp hoặc túi nilon và tiến hành hút chân không, tạo môi trường yếm khí để vi sinh vật không thể phát triển.

Trên đây là các phương pháp chế biến và bảo quản thực phẩm an toàn, phổ biến và giữ được chất lượng thực phẩm. Tuỳ vào điều kiện và lượng thực phẩm cần bảo quản mà bạn lựa chọn phương pháp và năng suất của các thiết bị chế biến để tìm ra phương pháp phù hợp nhất nhé.

Linh Chi

7 loại thực phẩm không nên bảo quản trong ngăn đông

7 loại thực phẩm không nên bảo quản trong ngăn đông

Không phải loại thực phẩm nào được bảo quản trong ngăn đông cũng kéo dài thời gian sử dụng. Với trứng, đồ chiên, phô mai... người nội trợ nên để ở ngăn mát tủ lạnh.