Đến tận 3 tuổi rưỡi Drew Petersen mới biết nói, nhưng mẹ cậu bé – chị Sue không bao giờ cho rằng cậu con trai là một đứa trẻ chậm chạp.
Có khả năng làm như người lớn trước 12 tuổi...
Năm 1994, Drew 18 tháng tuổi, khi chị Sue đọc sách cho con trai nghe và bỏ qua một từ, Drew đã phát hiện ra và chỉ được đúng từ bị thiếu trên trang sách. Drew không nói được nhiều ở giai đoạn đó, nhưng cậu bé rất quan tâm đến những âm thanh xung quanh mình. “Chuông nhà thờ khiến thằng bé có phản ứng mạnh. Tiếng chim hót khiến thằng bé dừng mọi việc lại ngay lập tức”.
Chị Sue từng học đàn từ khi còn nhỏ nên chị đã dạy cho Drew những thứ cơ bản trên một chiếc piano cũ. Cậu bé dần thích thú với những tờ nhạc bướm. Thằng bé cần phải giải mã nó. Vì thế, tôi phải nhớ lại những gì mà tôi đã học. Như Drew đã nói với tôi rằng: “Giống như là học 13 chữ cái trong bảng chữ cái, sau đó cố gắng để đọc sách”.
Thằng bé tự tìm ra khóa Fa, và khi bắt đầu những bài học chính thức lúc 5 tuổi, giáo viên của Drew nói rằng con trai tôi có thể bỏ qua những bài học của 6 tháng đầu tiên. Trong năm đó, Drew đã biểu diễn bản sonatas của Beethoven tại Hội trường Carnegie. “Tôi thấy điều đó thật thú vị, nhưng tôi cũng nghĩ rằng chúng ta không nên quá coi trọng điều đó. Nó mới chỉ là một cậu bé”.
Một ngày, trên đường tới trường mẫu giáo, Drew hỏi mẹ: “Con có thể ở nhà để học thứ gì đó được không?”. Chị Sue thực sự bối rối. Bây giờ, khi Drew đã 18 tuổi, cậu nói: “Ban đầu thì thấy cô đơn. Sau đó bạn chấp nhận điều đó. Đúng, bạn khác với tất cả mọi người nhưng mọi người vẫn sẽ là bạn của bạn”.
Bố mẹ đã chuyển Drew tới một trường tư. Họ mua cho Drew một cây đàn piano mới vì lúc 7 tuổi, cậu nói rằng cây đàn cũ thiếu sự tương phản.
“Nó làm tôi tốn một khoản tiền nhiều hơn bất cứ thứ gì mà tôi từng trả ngoại trừ khoản tiền đặt cọc mua nhà” – chị Sue nói. Khi Drew 14 tuổi, cậu phát hiện ra một chương trình học tại nhà của Harvard. Khi tôi gặp Drew cách đây 2 năm, cậu 16 tuổi và đang theo học Trường Âm nhạc Manhattan và đã học được một nửa chương trình cử nhân của Harvard.
Các thần đồng đều có khả năng làm việc như một người lớn trước tuổi 12. Từ “prodigy” (thần đồng) có nguồn gốc từ chữ “prodigium” trong tiếng Latin – ý chỉ sự quái thai, không tuân theo quy luật tự nhiên. Những đứa trẻ này có sự khác biệt rất rõ ràng.
Điều phụ huynh phải đối mặt
Qua 10 năm nghiên cứu một cuốn sách về những đứa trẻ khác biệt hoàn toàn so với cha mẹ chúng và khác biệt so với cả thế giới xung quanh, tôi phát hiện ra rằng những khác biệt tiêu cực như hội chứng Down, tự kỷ, điếc, lùn hoặc chuyển đổi giới tính… thường giống như “trong cái rủi có cái may”.
Những gia đình lâm vào hoàn cảnh này đều có thể tìm ra những mặt tốt trong đó. Ngược lại, những khả năng phi thường nhìn qua có vẻ giống như một điều tốt, nhưng nó lại kéo theo những điều bất hạnh và thiên tài ít khi được hiểu là tự kỷ.
“Thiên tài là một sự bất thường và nó có thể là dấu hiệu của những khuyết tật khác” – Veda Kaplinsky, có thể coi là một giáo viên piano xuất sắc trên thế giới của những nghệ sĩ piano nhỏ tuổi nhân xét. “Nhiều đứa trẻ thiên tài mắc chứng rối loạn thiếu tập trung, rối loạn ám ảnh cưỡng chế hoặc hội chứng Asperger.
Khi các bậc phụ huynh phải đối mặt với 2 mặt của một đứa trẻ, họ nhanh chóng thừa nhận mặt tích cực, sự tài năng, phi thường của con cái, họ thường bác bỏ tất cả những thứ khác.
Chúng ta đang sống trong một thời đại đầy tham vọng. Bạn chỉ cần được một trường mầm non ở New York nhận đơn xin học, như tôi đã làm cho con trai tôi, bạn sẽ được chứng kiến những rối loạn cộng thêm cả những thành tích trước tuổi của con mình, thừa nhận rộng rãi rằng số phận của một đứa trẻ xoay quanh việc để một chân của đứa trẻ đó lên một chiếc thang cao. Chúng ta biết rằng độ đàn hồi của não giảm dần theo thời gian, nghĩa là một đứa trẻ sẽ dễ uốn nắn hơn là để đến khi chúng trưởng thành. Chúng ta sẽ làm gì với thông tin này?
Tôi cảm thấy khó chịu khi cảm thấy giá trị của chúng tùy thuộc vào việc duy trì lợi thế cạnh tranh, nhưng tôi cũng ghét việc trẻ không đạt được tiềm năng.
Những bà “mẹ Hổ” buộc con cái phải làm theo ý mình đã coi trọng quá mức một loại thành tích hẹp. Việc tiếp xúc với những gia đình có trẻ thần đồng cho tôi thấy rằng sự nghiêm khắc đôi khi có tác dụng với đứa trẻ này nhưng lại là thảm họa với một đứa trẻ khác.
Ngược lại, những ông bố bà mẹ luôn chấp nhận không giới hạn mọi yêu cầu của con cái cũng là một sự nguy hại.
Cách dạy để trưởng thành
Những đứa trẻ được định hướng để thành công và đã thành công có một con đường rất khác so với những đứa trẻ được định hướng nhưng thất bại. Tôi từng nói chuyện với Lang Lang, một thần đồng có thể nói là nghệ sĩ piano nổi tiếng nhất thế giới theo tiêu chuẩn Mỹ thì được biết những phương pháp tàn bạo của bố anh có thể được coi là lạm dụng trẻ em.
“Nếu bố ép tôi như thế này và tôi không làm tốt thì đó sẽ là lạm dụng trẻ em và tôi bị tổn thương. Nhưng chúng tôi có cùng một mục tiêu. Vì thế những áp lực đó đã giúp tôi trở thành một nhạc sĩ nổi tiếng. Tôi muốn nói rằng, đối với tôi, đó là một cách tuyệt vời để trưởng thành.
Sự thật là có một số phụ huynh ép buộc con cái một cách cứng nhắc và khiến chúng thất bại, những người khác thì không ủng hộ niềm đam mê của con. Bạn có thể phạm sai lầm theo cả hai hướng. Không có gì ngạc nhiên khi không có ai biết cách nuôi dạy những đứa trẻ đặc biệt. Cũng giống như cha mẹ của những đứa trẻ bất hạnh, cha mẹ của những đứa trẻ tài năng cũng là những người trông giữ con cái vượt quá sự hiểu biết của họ.
Dành thời gian với gia đình Petersen, tôi không chỉ bị ấn tượng bởi sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau của họ mà còn bởi cái cách đơn giản mà họ né tránh sự trưởng giả - tính cách thường đi liền với âm nhạc cổ điển.
Chị Sue là một y tá trường học, chồng chị - Joe làm việc ở bộ phận kỹ thuật của Volkswagen. Họ không bao giờ kỳ vọng vào một cuộc sống mà Drew sẽ mang lại cho họ, nhưng họ cũng không bị nó đe dọa hay tổn thương trong việc theo đuổi nó. Nó đòi hỏi cả sự siêng năng và khéo léo.
“Bạn miêu tả như thế nào về một gia đình bình thường?” – Joe nói. “Cách duy nhất mà tôi có thể miêu tả về một gia đình bình thường là một gia đình hạnh phúc. Việc mà những đứa trẻ của tôi làm mang lại nhiều niềm vui cho gia đình”.
Khi tôi hỏi Sue về việc tài năng của Drew đã ảnh hưởng như thế nào đến cách mà họ nuôi dạy cậu con trai nhỏ hơn Erik, cô nói: “Bối rối và khác biệt. Nó giống như việc anh trai của Erik khuyết tật hay có một chân gỗ”.
Andrew Solomon là một nhà văn viết về chính trị, văn hóa và tâm lý, kiêm giảng viên tâm thần học tại ĐH Cornell (New York, Mỹ). Hiện ông đang sống ở cả London và New York. Ông cũng viết cho một số tờ báo có tiếng như The New York Times, The New Yorker, Artforum, Travel and Leisure và một loạt những ấn phẩm ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Cuốn sách “The Noonday Demon: An Atlas of Depression” của ông từng giành giải thưởng Cuốn sách quốc gia năm 2001 và lọt vào vòng chung kết giải Pulitzer năm 2002. Cuốn sách này cũng được The Times cho vào danh sách 100 cuốn sách hay nhất thập kỷ của London.
Bài viết này được trích từ cuốn sách “Far From the Tree” sẽ xuất bản trong tháng này của ông.
- Nguyễn Thảo (Theo New York Times)