Dưới đây là một số cách phát hiện rau ngậm thuốc "kích phọt" mẹ tránh mua cho con.
Giá đỗ, có màu trắng tinh, thân tròn lẳn, ít rễ trông khá bắt mắt được nhiều người chọn mua nhưng thực chất đây là những cọng giá bị tưới thuốc kích phọt khi vừa mới nảy mầm.
Rau muống, thân to, mập hơn bình thường, rau giòn, lá màu xanh đen, khi hái rau không có nhựa dính. Khi luộc, nước rau lúc nóng có màu xanh nhạt, khi nguội nước biến thành màu xanh đen, rau có vị chát là rau có hóa chất. Rau muống sạch khi hái thường bị nhựa dính vào tay có màu đên, thên rắn chắc, lá có xanh tự nhiên, nhiều đốm sâu. Rau cải, các loại rau cải thân mọng nước, bóp tay vào phần muốn thân mềm dễ dập, lá xanh mướt không xuất hiện bất cứ đốm sâu nào là rau “dính hóa chất”. Rau cải sạch thần thường rắn, lá xuất hiện nhiều đốm sâu vì theo kinh nghiệm của người nông dân đây là loại rau thu hút nhiều sâu bọ khi trồng trên đất. Các loại quả đậu (đậu đũa, đậu cô ve, đậu ván…) nhìn quả non bóng nhẫy, ít lông tơ, bẻ tháy giòn tan là loại quả đậu ngậm nhiều hóa chất. Đậu sạch thường đanh quả, có vết sâu bệnh, màu xanh tươi, thân mềm, hạt vừa phải. Rau bí, người tiêu dùng nên cảnh giác trước những ngọn rau bí non mơn mởn hết cả đoạn dài được cắt thành bó, các lóng xa nhau, tay cuốn mập và ngắn, ít lông tơ. Rau bó sạch là rau thường chỉ có 3 đến 4 lá trên ngọn có màu lá non, thân rắn chắc, nhiều lồng tơ, lá bánh tẻ có màu xanh tự nhiên. Mướp đắng, nên tránh xa những loại quả màu xanh đậm, mướt, thân phình to, các múi quả bóng loáng.
Rau mồng tơi, lá óng, mướt, là mang màu xanh thiếu ánh sáng, ngọn vươn dài là rau đã được tắm thuốc kích phọt. Với rau mồng tơi ngay cả khi đã cắt thành bó, ngâm trong chậu nước có chứa thuốc kích phọt có thể vươn dài thêm 20- 30cm, ở các loại rau ăn lá, ăn ngọn khác cũng có thể vươn dài tương tự khi rau ngâm trong thuốc kích phọt. |
(Theo Gia đình và xã hội)