Điểm mạnh
Âm nhạc
Khi thoạt nhìn vào những tấm hình được nhà phát hành cắt ra trong game để quảng cáo, những tấm wallpaper, thật không quá khó để nhận ra phong cách đồ họa trong game có hơi hướng của nghệ thuật hội họa. Có một giả định khá đúng là nếu nhóm phát triển game chú trọng vào phong cách đồ họa thì họ cũng sẽ không quên để ý tới phong cách âm nhạc trong game vì hai vấn đề này luôn liên quan chặt chẽ với nhau và phải có một sự tương đồng nhất định.
Đó là sự khác nhau giữa một một nhóm phát triển hiểu được sức hấp dẫn theo cách tiếp cận nghệ thuật và một nhóm chỉ tập trung vào làm một cách máy móc. Cả hai yếu tố đồ họa và âm nhạc đều phải được chú trọng như nhau và thật sự, âm nhạc trong Child of Light đã được thể hiện rất tốt, những giai điệu trong game làm người chơi như rơi vào một câu chuyện cổ tích tuyệt đẹp mà họ mơ hồ cảm thấy được một cái kết có hậu.
Lời thoại
Chỉ cần vài phút trải nghiệm trong game, bạn sẽ nhận ra rằng toàn bộ game được làm giống như một bài thơ. Hầu hết mỗi đoạn hội thoại nhỏ đều được xây dựng theo dạng cấu trúc từng dòng ngắn và được gieo vần và đây có lẽ chính là nét hấp dẫn riêng biệt của Child of Light. Người chơi sẽ hoàn toàn bị thuyết phục bởi cả đồ họa, âm nhạc đến những đoạn đối thoại đều có một sự đồng nhất, ăn khớp tuyệt đối và điều này đã chứng minh rằng, nhà phát triển game đã có những mục tiêu rõ ràng cho mọi thứ họ xây dựng.
Không có cảm nhận nào tốt hơn bằng việc người chơi có thể hiểu rõ tất cả những ý tưởng của nhà phát triển, tất cả được làm đều có chủ đích và các gamer có thể dễ dàng hình dung những gì mình được trải nghiệm trong game.
Nhân vật
Đây là một yếu tố làm nên sự thú vị của Child of Light, các nhân vật đều được xây dựng rất đơn giản, chỉ là những người bình thường, không phải những anh hùng với sức mạnh siêu việt nhưng mỗi nhân vật lại được thể hiện rất khác biệt ngoại trừ việc họ đều trải qua một số thay đổi và trưởng thành xuyên suốt game.
Việc bạn không hoàn toàn thích một nhân vật nào trong game không có nghĩa rằng nhà phát triển đã xây dựng không tốt, đôi khi đó lại chính là chủ đích của nhóm thực hiện. Thử nghĩ xem nếu yêu thích một nhân vật nào đó, bạn sẽ chỉ chơi duy nhất một lần như nhân vật "tủ" và bỏ qua những lựa chọn khác. Ubisoft muốn bạn có thể trải nghiệm hết những gì họ làm: sự đa dạng về lối chơi, những câu chuyện khác nhau...
Nếu bạn muốn chơi một nhân vật nam, Robert là một sự lựa chọn phù hợp. Ngoài ra còn có Rubella hay Finn và tất cả đều có những đặc điểm điển hình của một nhân vật trong game nhập vai.
Một điều thú vị khác là Child of Light đã lấy ý tưởng của những game nhập vai thế hệ cũ đó là bạn sẽ có thêm những lựa chọn về nhân vật bằng cách khám phá được những bí mật trong game hoặc chiến đấu với một "boss" đặc biệt nào đó. Giống như trong tựa game Fire Emblem trên Gameboy Advance, bạn có thể thu phục thêm nhân vật về đội của mình bằng cách đơn giản là nói chuyện và khó khăn hơn là phải đánh bại họ.
Điều đó cũng có nghĩa là với Child of Light, bạn có thể sẽ phải chơi lại nhiều lần để có thể mở hết được các nhân vật trong game như Gen - một phù thủy điều khiển nước.
Hệ thống chiến đấu
Ban đầu, người chơi có thể sẽ nghĩ rằng Child of Light là một game nhập vai chiến đấu theo lượt, nhưng càng chơi bạn sẽ càng thấy rằng nó không dựa trên một tiêu chuẩn về thể loại game nào cả. Việc sử dụng Igniculus Firefly thực sự đã tạo nên nét riêng biệt cho hệ thống chiến đấu của Child of Light.
Người chơi điều khiển nhân vật bằng bàn phím còn Igniculus được chỉnh bằng chuột, cậu ta có thể zoom vào bất kỳ nơi nào trên màn hình để nhặt HP(máu) và MP(mana) trong suốt trận đấu. Nhưng tác dụng chính của Igniculus là khi cậu ta tỏa hào quang xung quanh mình, nó sẽ giúp hồi máu cho đồng đội hoặc làm chậm kẻ địch.
Một tính năng khác của game là thanh "casting". Khi bạn muốn sử dụng một kỹ năng nào đó, nó sẽ cần phải có một khoảng thời gian để thực hiện được thể hiện trên thanh "casting". 80% đầu tiên của thanh "casting" này phụ thuộc vào tốc độ của nhân vật và 20% còn lại được gọi là "casting portion" phụ thuộc vào nhân vật chọn kỹ năng nào. Nếu bị tấn công khi đang "casting portion", bạn sẽ phải thực hiện lại từ 0%, vì vậy tác dụng làm chậm kẻ địch của Igniculus rất quan trọng trong chiến đấu.
Cá nhân hóa
Không giống như những game nhập vai khác, người chơi không thể thay đổi các trang bị đặc trưng của mình. Aurora có một thanh kiếm và vương miện, Finn sử dụng phép thuật bởi một chiếc tẩu còn Robert lại có một cây cung. Những gì người chơi có thể thay đổi là "Oculi" (một dạng ép ngọc) các trang bị của mình. Có 9 loại Oculi khác nhau (ruby, saphire, diamond...) và mỗi loại có tác dụng khác nhau khi ép vào những vị trí khác nhau. Có tổng cộng 3 vị trí và 27 hiệu ứng khác nhau mà người chơi có thể kết hợp đa dạng.
Một điều rất thú vị là những hiệu ứng này không chỉ ảnh hưởng đến sức mạnh và kỹ năng chiến đấu mà còn làm thay đổi hành vi của nhân vật trong game, do đó người chơi sẽ được thỏa sức tìm kiếm những bí mật về nhân vật của mình.
Cũng giống như những game nhập vai khác, mỗi nhân vật sẽ có những nhánh kỹ năng khác nhau. Để bắt đầu, có lẽ việc chọn một kỹ năng hỗ trợ cho đồng đội sẽ tốt hơn vì trò chơi không đủ dài để bạn có thể max tất cả các kỹ năng. Qua trải nghiệm thực tế, bạn chỉ có thể max một nhánh kỹ năng và không quá một phần ba cho các nhánh còn lại trước khi game kết thúc. Điều đó có nghĩa rằng, việc cho nhân vật Aurora theo đường phép thuật có thể sẽ có lợi hơn chọn đường vật lý.
Kết hợp giữa việc phát triển nhánh kỹ năng với xây dựng Oculi, bạn sẽ sở hữu một nhóm đa dạng không có nhân vật nào giống nhau.
Điểm yếu
Dễ
Không dễ vĩ quá dễ. diễn biến game quá chậm rãi và nhẹ nhàng, những con trùm quá hiền lành và đều có một công thức chung: một con mạnh đi cùng 2 con yếu. Có lẽ bạn sẽ cảm thấy hơi hụt hẫng vì trái ngược với hệ thống chiến đấu hấp dẫn và xây dựng kỹ năng đa dạng, những thử thách trong game lại quá đơn giản.
Ngắn
Bạn chỉ mất từ 5-6 tiếng để "phá đảo" game, thật sự hụt hẫng cho một game nhập vai hấp dẫn như Child of Light. Dù bạn có cố gắng khám phá hết các bí mật, mở hết các nhân vật ẩn, nó vẫn là quá ngắn và có lẽ đó là chủ ý của Ubisoft để người chơi có thời gian bắt đầu lại trò chơi với những nhân vật khác, những hướng xây dựng kỹ năng và Oculi mới.
Cái kết của Child of Light khá ý nghĩa, bạn có thể sẽ ghi nhớ nó. Xuyên suốt game, bạn sẽ phải đối mặt và tiêu diệt Big Bad và nó chưa đủ với người chơi. Game có cốt truyện khép kín, không gợi mở cho một khởi đầu mới nên việc có hay không những phần tiếp theo khá mơ hồ.
Nhiệm vụ phụ
Có một vài điểm trong game mà người chơi có thể nói chuyện với cư dân Lemuria để nhận những nhiệm vụ phụ như: đổi táo lấy vàng, tiêu diệt toàn bộ quái vật trước nhà một ông lão... đại loại như vậy. Nhưng vấn đề là bạn thường xuyên phải kiểm tra lại những nơi cũ bạn đã đi qua và phần thường cho những nhiệm vụ phụ này không có gì hấp dẫn.
Và một sự bất hợp lý khác là trò chơi quá "tuyến tính", có nghĩa là bạn chỉ phải chạy thẳng băng một mạch cho đến hết game, bạn cứ đi qua những địa điểm mà cốt truyện đã vạch sẵn là có thể "phá đảo", quá dễ dàng. Không có bất kỳ một nhiệm vụ chính nào mà bạn phải quay lại những nơi bạn từng đi qua trừ khi bạn muốn làm nhiệm vụ phụ, chạy đi chạy lại khắp nơi mà chỉ nhận được phần thưởng chẳng có gì đặc biệt và điều này chỉ làm gián đoạn mạch truyện.
Kết
Những điểm yếu sẽ có ý nghĩa hơn một chút nếu thời lượng game dài hơn. Child of Light đủ ngắn để bạn có thể nhập vai vào tất cả các nhân vật trong game mà chỉ mất vài giờ đồng hồ. Và cuối cùng, với giá 15 USD (~315.000 VNĐ) không có lý do gì để không thử trải nghiệm một tựa game hấp dẫn như Child of Light.
Một số hình ảnh trong game:
July.N - TGF