Nhiều bệnh nhân và người nhà bệnh nhân ăn cơm xong mang bát đĩa cơm, canh
thừa... Chưa kể đi vệ sinh không giật nước, hoặc đi nặng thì dùng giấy báo rồi
cũng vứt xuống bồn cầu.
Trong cái nhà vệ sinh chưa được nổi 12m2 là hình ảnh các bà, các chị đang chờ
đến lượt, Nhà vệ sinh có 3 phòng nhỏ, tuy nhiên, trong số đó có 2 phòng đã bị
khóa, thế nên cả khu vực tầng 2 của Bệnh viện phụ sản Hà Nội (Đê La Thành, Quận
Đống Đa, Hà Nội) chỉ có duy nhất một chỗ đi vệ sinh.
Nhà vệ sinh kém chất lượng – bệnh viện Thanh Nhàn |
Chị Hoa, 28t, quê Nam Định cho biết: “Ngày nào cũng phải chờ thôi, biết làm thế nào được”. Thậm chí có những người không thể chờ để vào bên trong, họ khép cửa nhà vệ sinh lại và thay đồ ngay trước mặt những người khác." Nhiều bệnh nhân nữ ở đây phải nôn ọe khi chứng kiến không ít lần băng vệ sinh đỏ lòm nổi lềnh phềnh cùng... các chất thải.
Anh Vinh (Cẩm Khê - Phú Thọ) trông vợ ốm ở bệnh viện Bạch Mai rùng mình kể lại: Nhiều bệnh nhân và người nhà bệnh nhân ăn cơm xong mang bát đĩa cơm, canh thừa... Rửa xong thì bồn nhầy nhụa mỡ, cơm rau tắc kẹt, đóng cặn ống thoát nước. Chưa kể đi vệ sinh không giật nước, hoặc đi nặng thì dùng giấy báo rồi cũng vứt xuống bồn cầu.
ảnh afamily |
Cũng giống như bệnh viện Thanh Nhàn, viện Xanh-pôn rơi vào tình trạng tương tự, công-tắc nhà vệ sinh đã hư hỏng, bảng lịch có tiêu đề “Tổng vệ sinh định kỳ” vừa mốc, vừa rách nham nhở, cứ như thể đã lâu không có ai “sờ” đến.
Biết là những nơi công cộng như vậy có sạch sẽ hay không là phụ thuộc vào ý thức người dùng, tuy nhiên, bệnh viện là những cơ sở y tế lớn, tại sao lại không thể quan tâm hơn nữa tới những vấn đề nhỏ như vậy? Để cho bệnh nhân cứ mãi phải chịu cảnh lấy tay che mặt khi bước vào nhà vệ sinh.
- Nguyễn Nhung
Mời độc giả chia sẻ câu chuyện về nỗi kinh hoàng khi đi vệ sinh ở bệnh viện theo mẫu phản hồi dưới đây hoặc gửi đến hòm thư doisong@vietnamnet.vn. Trân trọng cảm ơn! |