- Trước ý kiến mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía Bắc, TS Lương Hoài Nam cho rằng phải cẩn trọng vì việc này gần như là xây dựng một sân bay mới tốn ngân sách lớn và thời gian thi công lâu.
Tại hội thảo "Giải pháp giải tỏa ách tắc giao thông khu vực sân bay Tân Sơn Nhất" vào sáng 7/11, khi được hỏi về ý kiến mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía Bắc, TS Lương Hoài Nam cho rằng phải cẩn trọng vì việc này gần như là xây dựng một sân bay mới tốn ngân sách lớn và thời gian thi công lâu.
TS Lương Hoài Nam cho rằng việc mở rộng sân bay về phía Bắc sẽ tốn ngân sách lớn và thời gian thi công lâu.
Theo ông Nam, việc mở rộng sân bay về phía Bắc coi như tất cả hạ tầng sân bay đều phải đầu tư mới từ đầu như: đường lăn; nhà ga hành khách; khu đỗ ôtô, xe máy; các cơ sở phục vụ hàng không...
Ngoài ra, nhìn tổng thể về khu vực phía Bắc nơi có sân gofl và khu quân sự, hạ tầng giao thông khu vực Gò Vấp rất kém, chỉ có đường Quang Trung là đường 4 làn. Do vậy, khi mở rộng sân bay, áp lực giao thông sẽ cực lớn nên phải thay đổi quy hoạch khu vực.
Theo chuyên gia này, việc mở rộng sân bay về phía Bắc, cộng với xây dựng ga lưỡng dụng T3 theo như quy hoạch, thì công suất Tân Sơn Nhất sẽ đạt khoảng 60 triệu lượt khách/năm.
“Với con số tương lai 60 triệu lượt khách của Tân Sơn Nhất sau khi mở rộng thì lượt khách đầu vào cho Long Thành sẽ thay đổi rất nhiều”, ông Nam nói.
Về giải pháp giải tỏa ách tắc giao thông khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, TS Lương Hoài Nam cho rằng nguyên nhân khiến Tân Sơn Nhất đến nay vẫn ùn tắc là do rất nhiều quy hoạch giao thông cho sân bay này được thống nhất nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện hoặc chưa đủ kinh phí thực hiện.
Theo ông Nam, nếu làm được nhà ga T3 có thể kéo giảm đáng kể tình trạng ùn tắc ở sân bay Tân Sơn Nhất. Thời gian thực hiện cũng chỉ khoảng 18 tháng. Vì thế, thay vì tìm rất nhiều các phương án khác, cần thực hiện ngay các quy hoạch đã có.
Ùn tắc cửa ngõ sân bay khiến người dân bức xúc
Mượn đất quốc phòng để "giải cứu" ùn tắc
TS Võ Kim Cương - nguyên Phó Kiến trúc sư trưởng TP.HCM bày tỏ sự e ngại khả năng sân bay Long Thành không kịp đưa vào khai thác năm 2025. Do đó, việc giải quyết ùn tắc giao thông, nâng khả năng phục vụ của sân bay Tân Sơn Nhất là rất cấp thiết.
Song song với các giải pháp mở rộng đường khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, TS Võ Kim Cương đề xuất giải pháp mượn đường hoặc đổi đất để có đường qua đất quốc phòng phía Nam sân bay.
Để hạn chế lưu lượng giao thông qua đường Trường Sơn, TS Cương đề xuất mượn đường qua doanh trại quân khu 7. Con đường này nối tuyến Nguyễn Văn Trỗi – Hoàng Văn Thụ xuyên qua doanh trại, sau đó ra đường Nguyễn Thái Sơn, Phạm Văn Đồng.
"Khơi được luồng tuyến này chắc chắn sẽ giải tỏa ngay tình trạng ùn tắc trên đường Trường Sơn. Đây là giải pháp “một mũi tên trúng nhiều đích”, ít tốn kém nhưng hiệu quả cao. Tuy nhiên, cần nghiên cứu kỹ. Khó khăn lớn nhất của những giải pháp này là không nằm trong tầm tay thành phố. Nếu không được Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải và quân khu 7 ủng hộ thì không có hy vọng thực hiện”, ông Cương nói.
Đề xuất tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Thiện Tống, nguyên Chủ nhiệm bộ môn kỹ thuật hàng không trường Đại học Bách khoa TPHCM đề xuất xây dựng tuyến đường sắt trên không (airtrain) nối sân bay với 1 vị trí như công viên Gia Định hay gần kênh Nhiêu Lộc. Nếu làm được sẽ hạn chế rất nhiều việc đưa xe cộ vào khu vực sân bay.
Theo ông Tống, để làm các dự định này, diện tích sân bay Tân Sơn Nhất cần được mở rộng hơn nữa. Dự kiến sân bay Long Thành sẽ có vào năm 2025 nhưng sân bay Tân Sơn Nhất trước mắt vẫn là “cứu cánh” của cả khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam.
Theo Sở GTVT TP.HCM, hiện TP chỉ có 8,5% đất dành cho giao thông theo quy chuẩn đô thị, trong khi theo quy định phải là 24-26%. Tỷ lệ đường giao thông 1,95km/ km2, trong khi theo quy chuẩn là 13-18km/km2. Trong khi đó, mật độ phương tiện giao thông quá cao, hơn 8 triệu xe máy, 640.000 ô tô làm lưu lượng quá tải, ách tắc ngày càng nghiêm trọng. Trong khi đó, thống kê của ngành hàng không, năm 2016 sân bay Tân Sơn Nhất phục vụ khoảng 32 triệu lượt khách (vượt công suất thiết kế 7 triệu lượt), năm nay dự báo sẽ phục vụ hơn 40 triệu lượt khách. Mỗi ngày có hơn 30.000 xe ra vào sân bay này. |
Cưỡng chế 50 ki ốt quanh sân bay Tân Sơn Nhất, giao thông rối loạn
Sáng nay, lực lượng chức năng tổ chức cưỡng chế 50 ki ốt quanh sân bay Tân Sơn Nhất để bàn giao đất cho Quân đội đã khiến giao thông hỗn loạn.
Giải tỏa quyết định đình chỉ thi công cầu vượt 'giải cứu' Tân Sơn Nhất
Phía chủ đầu tư, nhà thầu thi công cầu vượt cấp bách “giải cứu” Tân Sơn Nhất có văn bản kiến nghị nên Thanh tra Sở GTVT TPHCM đã cho giải tỏa quyết định đình chỉ thi công.
Cây xăng, ki-ốt 'xả hàng' trả đất quốc phòng ở Tân Sơn Nhất
Đến hạn phải trả lại mặt bằng cho đơn vị quốc phòng, nhiều ki-ốt quanh sân bay Tân Sơn Nhất hối hả treo biển xả hàng, chuyển đồ đi nơi khác…
Cầu vượt cấp bách 'giải cứu' Tân Sơn Nhất bị đình chỉ thi công
Đơn vị thi công công trình cầu vượt “giải cứu” kẹt xe Tân Sơn Nhất thiếu biển báo rào chắn gây mất an toàn vừa bị đình chỉ 2 tháng.
Đốn hạ, di dời 123 cây xanh để giải cứu kẹt xe Tân Sơn Nhất
Để mở rộng đường Hoàng Minh Giám và Hoàng Hoa Thám “giải cứu” kẹt xe cửa ngõ Tân Sơn Nhất, TP.HCM đang tính phương án đốn hạ, di dời 123 cây xanh.
Mở thêm đường dưới cầu vượt 240 tỷ giải cứu kẹt quanh Tân Sơn Nhất
Để giải cứu kẹt xe quanh sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM đang lên phương án mở thêm đường dưới gầm cầu vượt 240 tỷ để ngăn xung đột luồng xe.
Nghiên cứu 4 phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất
Đề cương nghiên cứu một số nội dung điều chỉnh Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất vừa được trình lên UBND TP.HCM xem xét
Cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất kẹt không nhúc nhích
Sáng 20/7, các tuyến đường ra vào sân bay Tân Sơn Nhất xảy ra tình trạng kẹt cứng nhiều giờ, khiến hàng ngàn phương tiện nối dài nhích từng mét.
TP.HCM kiến nghị mở đường, thêm cổng vào sân bay Tân Sơn Nhất
Sân bay Tân Sơn Nhất có duy nhất một cổng trên đường Trường Sơn, hiện đang quá tải nên TP.HCM kiến nghị Bộ Giao thông nghiên cứu mở thêm cổng vào trên đường Thống Nhất.
Tuấn Kiệt