- Ngoài mỏ vàng Bản Ná đang xảy ra sự việc xâm lấn hơn 10ha rừng đặc dụng, Thái Nguyên còn cấp phép khai thác 1 mỏ vàng khác cho DN khiến cánh đồng lớn nhất xã Thần Sa có nguy cơ bị xóa sổ.
Là xã nằm chót cùng của huyện miền núi Võ Nhai, bốn bề bao bọc bởi núi đá, rừng già, rừng đặc dụng, Thần Sa có diện tích đất canh tác vào loại hiếm hoi.
Năm 2009, UBND tỉnh Thái Nguyên cấp giấy phép cho công ty Thăng Long được khai thác vàng sa khoáng với tổng diện tích 42,09ha, thời hạn 6,5 năm (hết hạn ngày 20/10/2015). Mỏ vàng này trùm hoàn toàn lên cánh đồng Khắc Kiệm có diện tích 25ha. Từ khi cấp phép cho đến khi hết hạn, chủ mỏ vẫn chưa có hoạt động khai thác nào.
Mỏ vàng Khắc Kiệm sẽ xóa sổ 25ha đất lúa của xã Thần Sa |
Người dân xóm Xuyên Sơn khi được hỏi đều không biết việc cánh đồng được giao cho DN khai thác vàng |
Khi cách thời điểm giấy phép khai thác hết hạn 18 ngày (2/10/2015), ông Dương Ngọc Long (khi đó là Chủ tịch UBND tỉnh) ký gia hạn lên 17 năm (đến năm 2032).
Đến nay, chưa thấy có bất kỳ dấu hiệu gì của việc chủ mỏ tiến hành các bước xin cấp có thẩm quyền chuyển đổi mục đích sử dụng đất (từ đất lúa sang đất khai mỏ); kiểm đếm, lên phương án đền bù cho người dân…
Mỏ vàng Khắc Kiệm cách mỏ vàng Bản Ná chưa đầy 1km |
Việc để giấy phép khai thác mỏ vượt thời hạn quá lâu mà dự án vẫn không bị thu hồi cũng lạ lùng như việc ông Dương Ngọc Long ký quyết định gia hạn khai thác thêm 17 năm chỉ căn cứ từ một công văn đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép của đơn vị chủ mỏ.
Cánh đồng Khắc Kiệm cách công trường khai thác mỏ vàng Bản Ná chưa đầy 1km. Ranh giới của hai địa danh này là kênh Xuyên Sơn, hai đỉnh núi án ngữ hai bên tạo thành một “cánh cổng” đầy bí hiểm. Khoảng ngăn của hai địa danh này thể hiện trên bản đồ quản lý rừng của BQL Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng chính là rừng đặc dụng.
“Xé rào” gia hạn khai thác cho chủ mỏ?
Cũng trong năm 2015, Thái Nguyên gia hạn khai thác mỏ vàng Bản Ná - nơi đang xảy ra sự việc xâm lấn hơn 10ha rừng đặc dụng mà liên ngành Thái Nguyên vừa có kết luận.
Khai trường mỏ vàng Bản Ná |
Cụ thể, giấy phép khai thác mỏ vàng Bản Ná được cấp cho công ty Thăng Long với tổng diện tích 37,25ha có thời hạn đến ngày 5/12/2008, thời hạn khai thác 7 năm. Thế nhưng, khi chỉ còn vài ngày là giấy phép hết hạn, ngày 29/5/2015, Chủ tịch tỉnh Dương Ngọc Long đã ký gia hạn khai thác thêm 8 năm (tính từ ngày 6/12/2013 đến hết ngày 6/12/2021).
Việc gia hạn thời hạn khai thác này không nhằm mục đích tận thu, mà vẫn tiếp tục khai thác lộ thiên với tổng khối lượng 170.254m3 cát quặng; công suất khai thác 25.000 m3 cát quặng/năm.
Đình làng Khắc Kiệm - công trình được gắn biển công ty Thăng Long "tài trợ" |
Trước thời điểm Thái Nguyên ký 2 quyết định gia hạn cho 2 mỏ vàng sa khoáng lớn nhất tỉnh này, ngày 30/3/2015, Thủ tướng ký ban hành chỉ thị 03 về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách pháp luật về khoáng sản, trong đó đặc biệt không cấp phép mới thăm dò, khai thác vàng sa khoáng; hạn chế và đi đến chấm dứt cấp phép khai thác khoáng sản manh mún, nhỏ lẻ; không xuất khẩu khoáng sản thô.
Chủ tịch UBND huyện Võ Nhai Dương Văn Tiến thông tin với VietNamNet, mỏ vàng Khắc Kiệm nếu được triển khai sẽ phải thu hồi hoàn toàn 25ha đất trồng lúa.
“Chúng tôi đang được UBND tỉnh giao nhiệm vụ làm công tác thu hồi, đền bù đối với diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi. Người dân đang kiến nghị 6 nội dung, trong đó có liên quan đến giá đền bù, chính sách hỗ trợ việc làm, hỗ trợ lương thực sau khi ruộng đất bị thu hồi… vì lý do, nếu doanh nghiệp khai thác, người dân sẽ mất hoàn toàn đất nông nghiệp”, ông Dương Văn Tiến nói.
Lạ kỳ Thái Nguyên: Làm đường, xây chùa chồng lên đất rừng
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên kết luận, việc làm đường, xây chùa trong mỏ vàng Bản Ná nằm trên đất rừng đặc dụng.
Dãy biệt thự mọc trên đất rừng ở Vĩnh Phúc: Chủ nhân là ai?
Nhiều ngôi biệt thự ngang nhiên mọc lên trên đất rừng trồng cây ăn quả tại phường Liên Bảo (Vĩnh Phúc), dù ngành chức năng đã vào cuộc.
Phá rừng làm đường, xây chùa trong khai trường vàng
Hàng chục ha rừng đặc dụng Thần Sa (huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên) đang bị khai thác để làm vàng.
Vụ phá rừng xây chùa: Phó chủ tịch tỉnh yêu cầu điều bất ngờ
UBND tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra lần thứ 2 sự việc phá rừng làm đường, xây chùa.
Xẻ thịt 23 cây dổi đại thụ, chèo kéo người nơi khác đến phá rừng
Lãnh đạo tỉnh Bình Định đã chỉ đạo làm rõ, kiểm điểm trách nhiệm trong vụ phá rừng tại tiểu khu 142, 145 xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh.
Thái Bình