Cảnh giác với các tổ chức đội lốt tôn giáo mới

Hơn 10 năm trước, qua đấu tranh với nhóm đối tượng Tráng A Chớ - một trong các chân rết làm tay sai cho phản động ngoại quốc đã bị bắt giữ, Công an tỉnh Điện Biên tiếp tục phát hiện nhóm đối tượng ở bản Nậm Mỳ (Mường Toong, Mường Nhé) có chủ trương tiến hành gây rối, lập “Vương quốc Mông”.

Đồng bào Mông bị lừa phỉnh, được rỉ tai là đến đây đón nhận sự xuất hiện của thế lực siêu nhiên. Con người sẽ được tới miền đất hứa - nơi có sự giàu sang, ấm no và hạnh phúc. Nhưng đến nơi thì luận điệu bỗng quay ngoắt 180 độ. Thay vì chờ đợi thế lực siêu nhiên nào đón đưa đi, thì họ lại được thông báo là chờ ở Huổi Khon để đón một ông vua có tên là Vàng A Ía có tuổi đời chưa đến 30. Hai sự việc trái ngược nhau (!?) Vua về sẽ thành lập một vương quốc riêng. Tất cả sẽ được xây nhà thờ và được làm lễ. Vua về sẽ cho mỗi gia đình 80 đến 100 triệu đồng. Nhưng trước khi được Vua cho tiền thì họ phải nộp một khoản tiền đại loại như là hội phí tham gia là 3 triệu đồng. Nhiều người đã bán nhà, bán cửa, bán đồ đạc ruộng nương trâu bò để đến vùng đất hứa này. Nhưng cho đến ngày 6/5/2011, ngày mà họ tin ông vua sẽ đến cuối cùng đã không đến. Chỉ có công an, biên phòng, quân đội đến giúp đỡ họ về nhà bằng tình cảm chân thành mà thôi…

Chuyện ở Mường Nhé là một ví dụ cho thấy, cần tỉnh táo, cảnh giác với việc lợi dụng sự lạc hậu của người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao, biên giới, các tổ chức này kích động họ vi phạm pháp luật, xung đột với các tôn giáo truyền thống. 

{keywords}
Thúc đẩy vùng dân tộc thiểu số và miền núi phát triển cũng đồng nghĩa với việc giúp đồng bào nâng cao đời sống vật chất, tinh thần để đặt đúng đức tin, nhận diện và đẩy lùi, giải quyết “tận gốc” sự xâm nhập, hoạt động của tà đạo…

Tuyên truyền xuyên tạc, ma mị, đó là cách thức các tổ chức đội lốt tôn giáo mới xâm nhập vào nhiều địa phương trên cả nước để hoạt động chính trị thời gian gần đây. Đi liền với sự lừa bịp, các tổ chức tà đạo này khuấy động tư tưởng dân tộc hẹp hòi để chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Chúng nhen nhóm, thổi bùng cái gọi là "quyền tự trị" của các dân tộc, đòi thành lập "Vương quốc riêng" của người Mông ở Tây Bắc, người Chăm ở Tây Nguyên và của người Khmer Krom ở Tây Nam bộ.

Thượng tá Sùng A Lềnh, Phó trưởng Công an huyện Mường Nhé kể lại cảnh tượng lúc các lực lượng chức năng tới tuyên truyền, thuyết phục và giải tán đám đông Huổi Khon. Gần 7.000 con người sinh hoạt khép kín trên bãi đất chưa đầy km2, người lâu nhất gần 20 ngày, ngắn nhất là 1 tuần trong điều kiện thời tiết bất thường cùng điều kiện sinh hoạt khắc nghiệt làm dịch bệnh lan.

Một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tình trạng này là việc dân di cư tự do đã phá vỡ quy hoạch phát triển của huyện và đem lại nhiều hệ luỵ khác.

 

Ổn định dân cư, tạo sinh kế bền vững, nâng cao dân trí, phát triển kinh tế, xã hội

Thực tế cuộc sống chỉ ra rằng, muốn bảo vệ vững chắc chủ quyền, giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn, quan trọng nhất là phát triển kinh tế. 

Vì vậy, sau khi ổn định được dân cư, gần như mọi nguồn lực vào Mường Nhé thời gian qua đều tập trung vào nhiệm vụ này. Với việc thực hiện Đề án 79 của Chính phủ về sắp xếp, ổn định dân cư, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, thành công lớn nhất tại miền biên viễn này là đã ổn định dân cư tập trung, không còn hộ du canh, du cư, cơ sở hạ tầng cũng đã được xây dựng, góp phần quan trọng vào bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Ổn định dân cư, tạo nhiều mô hình sinh kế bền vững, nâng cao dân trí, phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước.

Chiến lược đó nặng đầy ý nghĩa, hướng tới nhiều mục tiêu. Không chỉ giảm dần từng bản làng, từng số phận đặc biệt khó khăn, xóa đói, giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, miền mà còn tăng cường niềm tin của đồng bào đối với Đảng, Nhà nước và bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.

Thúc đẩy vùng dân tộc thiểu số và miền núi phát triển cũng đồng nghĩa với việc giúp đồng bào nâng cao đời sống vật chất, tinh thần để đặt đúng đức tin, nhận diện và đẩy lùi, giải quyết “tận gốc” sự xâm nhập, hoạt động của tà đạo…

Phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với quốc phòng, an ninh. Quốc phòng, an ninh phải tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội phát triển. Đấy cũng chính là cách lâu dài và ổn định để giữ vững chủ quyền, an ninh ở khu vực biên giới.

Ngọc Trang

Ảnh: Bạt Tuấn