Theo lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu Thường Phước, để tạo thuận lợi cho cư dân 2 nước trao đổi các mặt hàng thiết yếu, các đơn vị quản lý nhà nước, gồm: Hải quan, biên phòng, kiểm dịch đã có cách làm sáng tạo trong việc  phòng ngừa dịch bệnh. Đó là giữa hàng rào ngăn cách đường biên được bố trí bàn để người dân đặt hàng hàng hoá lên đó trao đổi, tránh việc tiếp xúc gần.

{keywords}
 

 

{keywords}

Theo Cục Hải quan Đồng tháp, Campuchia tạm dừng giải quyết cho người Việt Nam nhập cảnh từ ngày 1/4. Việt Nam cũng áp dụng biện pháp tương tự. Tất cả đường mòn, lối mở được kiểm soát chặt chẽ. Hiện tại, các cửa khẩu đều rất vắng, hàng hóa vẫn được lưu thông bình thường số  lượng  đã  hạn chế rất nhiều. 

 

{keywords}

Để phòng chống dịch bệnh, lực lượng biên phòng tăng cường giám sát, kiểm tra nhưng vẫn đảm bảo cho cư dân 2 nước trao đổi hàng hoá một cách thuận tiện

 

{keywords}

 

 

{keywords}

Bà Lê Thị Kim Hân (xã Thường Phước 1, Hồng Ngự, Đồng Tháp) chuẩn bị các nhu yếu phẩm: Mì tôm, khoai lan... cho người dân Campuchia. Bà Hân cho biết, từ ngày bùng dịch, buôn bán, đi lại hạn chế nên phía Campuchia khan hiếm hàng hoá hơn. Họ gọi điện cần mặt hàng nào thì bà  mua gửi qua bán.

 

{keywords}
Người dân chuyển các mặt hàng từ xe tải xuống để giao cho phía nước bạn.

 

{keywords}

Hoạt động buôn bán được cho phép từ 6h đến 18h hàng ngày.

 

{keywords}

Các mặt hàng chủ yếu được người dân Việt Nam mang sang Campuchia.

 

{keywords}
Người dân Campuchia nhận hàng từ Việt Nam.

 

{keywords}
Người dân không trao đổi trực tiếp mà phải đặt hàng hoá xuống, lùi lại chờ người mua đưa tiền đặt lên bàn.

 

{keywords}
Người dân giữ khoảng cách khi giao dịch mua bán.

 

{keywords}
Tiền được đặt lên bàn, sau đó người dân dùng cồn khử khuẩn.

 

{keywords}
Bà Đặng Thị The (xã Thường Phước 1, Hồng Ngự, Đồng Tháp) cho biết, bà bán rau, quả ở chợ Campuchia được hơn 10 năm. Quen biết nhiều người gần biên giới nên ai cần mặt hàng gì thì chỉ cần gọi điện là bà giao tới từ rau, củ quả đến cá, thịt... Mỗi ngày bà The thu nhập được khoảng 100.000 đồng - 120.000 đồng từ việc giao hàng.

 

{keywords}
Các tiểu thương sẽ nhận cuộc gọi từ Campuchia đặt hàng 

 

{keywords}
Vì sống ở  vùng biên giới nên nhiều người Việt Nam và Campuchia có thể nói chuyện với nhau bằng 2 thứ tiếng.

 

{keywords}
Mặt hàng khẩu trang y tế được người dân Campuchia tìm mua nhiều.

 

{keywords}
Các nhu yếu phẩm khác được chất đống chờ người đến lấy.

 

{keywords}
Thịt, cá từ Việt Nam được mang đến bán cho người dân Campuchia

 

{keywords}
Người dân Campuchia dùng xe máy để vận chuyển đồ về.

 

{keywords}
Người dân buôn bán kể cả mưa, nắng.

 

{keywords}
Các mặt hàng liên tục được mang đến bán  cho người dân Campuchia.

 

{keywords}
Người dân Campuchia chờ đợi lấy hàng.

 

{keywords}
Người đàn ông Campuchia vui  vẻ  khi mua được vật dụng cần thiết từ Việt Nam.

 

{keywords}
Bộ đội, hải quan phụ giúp người dân chở hàng hoá.

 

{keywords}
Bên cạnh đó, lực lượng chức  năng  cũng kiểm soát các mặt hàng để đảm an ninh, phòng chống dịch. Đại uý Nguyễn Trường Giang, Phó trạm Trưởng Trạm Biên Phòng cửa khẩu quốc tế Thường Phước 1 cho biết: Lực lượng Biên phòng được tăng cường giám sát để kiểm soát dịch bệnh, tạo điều kiện cho người dân trao đổi nhu yếu phẩm. Lực lượng cũng tăng cường nhắc nhở người dân thực hiện đúng yêu  cầu  5K (khẩu trang – khử khuẩn – khoảng cách – không tập trung – khai báo y tế) của Bộ Y tế.
 

 

{keywords}
Cùng với việc trao đổi hàng hoá của người dân, tại khu vực cửa khẩu, phương tiện vận tải qua lại biên giới cũng được giải quyết thuận lợi. Xe chở hàng tới cửa khẩu được tập kết tại bãi chờ, hàng hoá được đưa xuống bãi, lái xe quay đầu về. Người nhận hàng cũng lấy hàng hoá gián tiếp để phòng dịch bệnh.

 

{keywords}
Hàng hoá từ Campuchia chờ sang Việt Nam.

T.Tùng

'Hàng rào sống' kiểm soát chặt biên giới Tây Nam, ngăn nhập cảnh trái phép

'Hàng rào sống' kiểm soát chặt biên giới Tây Nam, ngăn nhập cảnh trái phép

Các cán bộ, chiến sĩ biên phòng trên tuyến biên giới Tây Nam đã lập "hàng rào sống" tuần tra, kiểm soát, không cho các đối tượng mang dịch Covid-19 vào Việt Nam.