Khối cầu được dựng lên mô phỏng hệ sinh thái của Trái Đất nằm ở sa mạc Arizona của Mỹ.

Mới đây, bộ phim tài liệu Spaceship Earth lấy cảm hứng từ thử nghiệm này đã được cho ra mắt, trong đó sử dụng nhiều hình ảnh thực tế cuộc sống bên trong khối cầu.

Biosphere 2 được xây dựng từ năm 1987 đến năm 1991 ở Oracle, Arizona, Mỹ. Sau khi việc xây dựng được hoàn thành, thử nghiệm bắt đầu được tiến hành.

Ban đầu, các nhà khoa học xây dựng Biosphere 2 với mục đích nghiên cứu một sinh quyển nhân tạo tự phát triển. Hệ sinh thái bên trong Biosphere 2 được mô phỏng y chang hệ sinh thái của Trái Đất.

Các nhà khoa học muốn khám phá xem liệu con người có thể tái tạo một hệ thống cân bằng đa dạng và tinh tế như vậy trong một môi trường kín hay không. Bằng việc sinh sống trong đó, các nhà khoa học đã đưa nghiên cứu này tiến thêm một bước xa hơn, đồng thời kiểm tra xem liệu sản phẩm nhân tạo này có thể hỗ trợ cuộc sống của con người hay không.

Chính vì thế, bên trong Biosphere 2 được thiết kế cả rừng nhiệt đới, rạn san hô, đại dương, sa mạc, thậm chí có cả các gia súc, gia cầm như lợn, gà...

Buổi ra mắt Biosphere 2 được dàn dựng giống như một nhiệm vụ bay vào vũ trụ của các phi hành gia. Giới truyền thông đã đổ xô xuống dãy nhà kính trị giá 150 triệu USD ở Arizona để chứng kiến và đưa tin.

Có cả những bài phát biểu và bắn pháo hoa khi 8 nhà khoa học - 4 nam, 4 nữ - xuất hiện và bước vào phía bên trong nhà kính.

{keywords}
Buổi ra mắt Biosphere 2 được dàn dựng giống như một nhiệm vụ bay vào vũ trụ của các phi hành gia.

Sau khi ổn định cuộc sống, vấn đề được quan tâm nhất của các thành viên là thức ăn. Nhiều loại cây cung cấp lương thực phát triển quá chậm hoặc tốn quá nhiều công sức chăm bón. Các bụi cà phê dại phải mất 1-2 tuần sinh trưởng mới đủ cho một cốc cà phê.

Thay vì sống cuộc sống an nhàn trong Biosphere 2, thì các nhà khoa học lại trở thành những người nông dân đích thực.

Linda Leigh - một thành viên trong nhóm cho biết, có rất nhiều củ cải đường và khoai lang. Đó là một thử thách để tạo ra những bữa ăn đa dạng. Một số thành viên còn tạo ra những món ăn mới như bánh ta-co hình khủng long. Một số người nấu món súp lá khoai tây lạnh. Ai cũng bị giảm cân.

Sau vấn đề lương thực là lượng oxy giảm nhanh hơn dự đoán, với việc tích tụ carbon dioxide tương ứng. Bầu khí quyển Trái Đất có khoảng 21% là oxy thì bên trong nhà kính chỉ có 14,2%.

“Cảm giác giống như bạn đang leo núi. Một số người bắt đầu ngừng thở trong lúc ngủ. Tôi nhận thấy mình không thể nói một câu dài nếu không dừng lại để thở.

Sống trong nhà kính, hằng ngày, từng đoàn khách du lịch và học sinh đến đây để tham quan. Đôi khi, họ quan sát các nhà khoa học giống như họ là một con thú bị giam cầm.

Có những người ném cốc, nhổ nước bọt vào họ, nhưng may mắn là chưa từng xảy ra bạo lực.

{keywords}
Linda Leigh đang làm việc trong nhà kính, trong khi du khách tham quan phía bên ngoài.

8 thành viên chia làm 2 phe. “Phe của chúng tôi quan tâm đến việc có thêm thức ăn và oxy để giúp mọi thứ vận hành trôi chảy. Còn phe kia thì nghĩ khác”, Leigh nói.

Họ muốn giữ cho nhà kính được đóng kín và giữ nguyên ý tưởng ban đầu của thử nghiệm, bất kể chuyện gì xảy ra. Một cuộc tranh cãi tương tự cũng diễn ra bên ngoài nhà kính.

Cuối cùng thực phẩm cũng được cung cấp thêm từ ngoài vào, và 2 cửa sổ đã được bật ra để lấy oxy. Các thành viên đều rất vui mừng.

“Mọi người bắt đầu cười như điên và chạy xung quanh”, Nelson, một thành viên nhớ lại. “Tôi cảm thấy mình vui sướng giống như đang từ một ông cụ 90 tuổi được trở lại thành một cậu bé tuổi teen. Tôi nhận ra mình đã không nhìn thấy ai chạy suốt nhiều tháng”.

Nhưng ở bên ngoài, các cuộc tranh luận bắt đầu nổ ra. Một số ý kiến cho rằng dự án này là phi khoa học, hay như một nhà bình luận đã ví, nó là một cách “giải trí sinh thái thời thượng”.

Mặc dù có một vài sự cố xảy ra - 1 thành viên phải đi bệnh viện, nồng độ carbon dioxide đạt đến mức không an toàn, thiếu thực phẩm, nhóm 8 nhà khoa học vẫn hoàn thành thử nghiệm 2 năm trong một không gian kỳ lạ mà không có thiệt hại nào về người.

{keywords}
8 nhà khoa học trở thành các nông dân tự cung tự cấp lương thực cho cuộc sống trong nhà kính.

Tuy nhiên, sau khi nhóm thứ nhất hoàn thành nhiệm vụ 2 năm, nhiều vấn đề đã nảy sinh, gây ra sự chú ý tiêu cực tới các cơ quan truyền thông, khiến nhiệm vụ của nhóm nhà khoa học thứ 2 phải ngừng lại khi được 1 năm.

Việc thiếu thực phẩm và thiếu oxy đã khiến truyền thông cho rằng đây là một sự thất bại lớn của thử nghiệm. Nhưng khi nhiệm vụ lần 2 đã cải thiện được các vấn đề này thì công ty đứng đằng sau thử nghiệm lại bị giải thể. Quyền sở hữu các cơ sở vật chất bị đổi chủ và nhiệm vụ bị cắt ngắn.

Mặc dù phải dừng lại giữa chừng nhưng các nhà khoa học đã thu thập được vô số dữ liệu đáng kinh ngạc.

Cả Nelson và Leigh đều thay đổi chính mình nhờ những trải nghiệm đặc biệt này. “Bên trong Biosphere 2, mọi thứ đều có ý nghĩa”, Nelson nói.

“Mọi thứ mà bạn làm, bạn đều có thể nhìn thấy hệ quả của nó. Không loại trừ bất kể hành động nào. Giống như là cơ thể tôi đột nhiên nhận được thông điệp: Mỗi lần bạn thở ra là những cái cây kia đang chờ CO2 của bạn. Chúng là lá phổi thứ 3 của bạn. Tôi đã nghĩ ‘Chúa ơi, điều này đang giúp tôi sống! Tôi hoàn toàn đang kết nối với cuộc sống nơi đây”.

Ngay cả khi lịch sử đánh giá Biosphere 2 là một thất bại, thì điều đó có phải là tệ hay không?

“Truyền thông có thể rất coi thường những người đang thử những thứ mới mẻ. Coi thường đến mức mà người ta ngại thử vì sợ bị chỉ trích hoặc sợ thất bại. Nếu ai cũng sợ thất bại, họ sẽ không bao giờ dám thử những điều mới mẻ và nhiều tham vọng”, nhà làm phim Matt Wolf, giám đốc bộ phim Spaceship Earth chia sẻ.

{keywords}
Khung cảnh toàn bộ nhà kính phục vụ cho thử nghiệm Biosphere 2.
Khoa học chứng minh: May mắn có thể đạt được bằng lý trí

Khoa học chứng minh: May mắn có thể đạt được bằng lý trí

Nếu bạn là người tin rằng may mắn là chuyện trời cho và nó chẳng liên quan gì đến ý chí và sự lựa chọn của bạn thì đã đến lúc bạn cần thay đổi suy nghĩ.  

Nguyễn Thảo (Theo Space, The Guardian)