- Sau 3 tuần tự điều trị tại nhà, “cậu nhỏ” của nam thanh niên ở Tuyên Quang bị chảy mủ, lở loét nghiêm trọng và bốc mùi.
Bệnh nhân Nguyễn Văn N. (32 tuổi, Tuyên Quang) được chuyển đến BV đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) ngày 10/12 trong tình trạng nhiễm trùng vết bỏng vùng bẹn, bìu. Vết bỏng chảy nhiều dịch, lở loét nhiều, đau nhức và bốc mùi hôi thối.
Bệnh nhân cho biết, trước đó khoảng 3 tuần bị bỏng nhiệt ở vùng bẹn nhưng không đến viện điều trị mà tự điều trị tại nhà bằng cách đắp lá thuốc nam chữa bỏng.
Vùng kín nam bệnh nhân lở loét, chảy mủ và bốc mùi do hoại tử |
Tuy nhiên sau 3 tuần, vết bỏng không đỡ mà ngày càng đau nhức, chảy mủ lan rộng, vùng da có mùi hôi nên gia đình đưa bệnh nhân đến BV.
Ngay lập tức bác sĩ chỉ đinh vệ sinh, xử lý sạch vùng bỏng, kết hợp dùng thêm kháng sinh chống viêm, chờ ghép da.
Từ trường hợp bệnh nhân N, bác sĩ lưu ý bệnh nhân bị bỏng cần đến các cơ sở y tế để được cấp cứu và điều trị đúng cách, kịp thời.
Tuyệt đối không tự điều trị tại nhà bằng cách đắp các loại lá theo truyền miệng, nguy cơ nhiễm trùng cao, gây khó khăn và kéo dài điều trị.
Trường hợp bỏng điện, bỏng hóa chất, cần tới bệnh viện càng sớm càng tốt, vì có thể gây tổn thương nghiêm trọng tới nội tạng, rối loạn về tim mạch.
Khi sơ cứu bỏng, không ngâm vết bỏng bằng nước đá, hoặc đá viên vì vết bỏng sẽ trầm trọng hơn. Nếu có bọng nước, kết vảy không bóc vì vỡ ra dễ bị nhiễm trùng, tổn thương nặng hơn.
Không cố gỡ bỏ quần áo bị cháy; không thoa dầu, bôi kem đánh răng, lòng đỏ trứng gà, mỡ trăn, dầu cá, đắp lá chữa bỏng… lên vùng bỏng vì dễ bị nhiễm trùng.
Thúy Hạnh
Bé 20 tháng bị bỏng nguy kịch vì vật dụng nhà nào cũng có
Lúc nô đùa trong nhà, chân bé trai 20 tháng tuổi mắc vào dây điện ấm đun siêu tốc và bị nước sôi đổ ập vào người gây bỏng toàn thân.
Bỏng 'cậu nhỏ' khi bật lửa trong túi quần phát nổ
Khi chiếc bật lửa đang để trong túi quần, ông Sinh vô ý để tay đang cầm điếu thuốc gần túi thì đột nhiên lửa bùng lên, tiếng nổ khá lớn phát ra ngay sau đó.
Nổ 55 quả bóng bay, cô gái bỏng toàn bộ mặt
Trong lúc chuyển 55 quả bóng bay vào phòng, chùm bóng bất ngờ phát nổ khiến cô gái bị bỏng nặng.
Dội nước đá cứu người bị bỏng, đúng hay sai?
Theo tất cả các khuyến cáo của thế giới về vấn đề sơ cứu bỏng thì việc lấy nước đá lạnh dội vào một phần cơ thể khi bị bỏng là không đúng.
Nam sinh suýt bỏng 'của quý' vì nổ cồn nướng mực
P. cầm lọ cồn 90 độ đổ vào đĩa mực đang cháy nên bị phát nổ ngay trên tay.